10 lưu ý tuyệt đối cần tránh khi mẹ bầu tập thể dục

Thứ Sáu, 18/01/2019 05:25 AM (GMT+7)

Tập thể dục khi bầu bí mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ tuy nhiên mẹ bầu cũng cần hết sức chú ý tránh những điều sau để không phải gặp phải những hậu quả không đáng có.

Empty

Không được quên khởi động

Dù bất kỳ lý do nào, bạn cũng không nên bỏ qua giai đoạn làm ấm cơ thể trước khi tập luyện chính thức. 5-10 phút khởi động rất có ích trước khi bạn tiến tới những động tác có cường độ mạnh hơn. Tác dụng của khởi động là khiến các mạch máu lưu thông, cung cấp oxy tới các cơ bắp, “bôi trơn” các khớp xương và ngăn ngừa chấn thương.

Không tập luyện những hoạt động thể thao có tính chất nảy, xóc.

Những bộ môn thể thao cần di chuyển và hoạt động nhiều như: bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá… là những hoạt động mẹ bầu nên tránh. Vì trong thời gian mang thai, các khớp xương của bạn dễ bị yếu, khả năng giữ cân bằng cũng thay đổi theo. Do đó, nguy cơ bị chấn thương khi luyện tập là rất lớn.

Nếu muốn tham gia những môn thể thao nào đó, bạn nên chọn hình thức nhẹ hơn như đi bộ, yoga, bơi lội,…

Không nín thở quá lâu trong bất cứ động tác tập thể dục nào

Trừ những bài tập thở kiểu Yoga; nếu không, bạn nên tránh nín thở trong những động tác thể dục thông thường. Việc nhịn thở trong vòng vài giây (hoặc hơn) dễ làm giảm sự cung cấp oxy vào bào thai. Bạn cũng nên đảm bảo giữ nhịp thở ổn định trong những phần bài tập khó.

Empty

Không tập đến kiệt sức

Mang thai không phải là giai đoạn bạn tập luyện với mục đích giảm cân. Bạn nên tránh ép cơ thể hoạt động quá công suất hoặc duy trì thời gian luyện tập dài hơn (dù chỉ là 5 phút) lúc trước khi mang bầu.

Không ngồi bệt ngay sau lúc tập luyện

Bạn nên dành khoảng 5-10 phút để đi lại nhẹ nhàng trước khi kết thúc buổi tập. Phương pháp này khiến cho nhịp tim ổn định, các mạch máu tuần hoàn bình thường, tránh cho bạn cảm giác choáng váng khi ngay lập tức ngồi xuống.

Thay đổi các động tác một cách từ từ

Nếu như ở những tháng đầu của thai kỳ bạn có thể linh hoạt trong việc tập luyện cũng như thay đổi động tác thì khi bụng bầu lớn, bạn càng khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đó là lý do vì sao bạn nên đặc biệt cẩn thận khi thay đổi vị trí luyện tập. Thao tác quá nhanh sẽ khiến bạn bị chóng mặt, dễ bị ngã.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện việc luyện tập thể thao

Cho dù bạn đã có thói quen tập thể dục đều đặn từ lúc trước khi mang thai thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bài tập nào là phù hợp, bài tập nào gây nguy hiểm…

Nếu bạn chưa luyện tập trước đó, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.

Và việc ý kiến bác sĩ từ trước bạn có thể biết được đâu là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu luyện tập cũng như thời gian luyện tập trong một ngày bao nhiêu là đủ.

Uống thật nhiều nước

Bạn có thể uống nước lọc trước, trong và sau quá trình luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước – nguyên nhân của những cơn co bóp dạ con, thân nhiệt tăng. Nếu mất nước nghiêm trọng, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.

Hãy trở thành một người mẹ thông thái bằng cách chọn lựa cho mình những bài tập phù hợp và những bộ trang phục thoải mái khi luyện tập để quá trình sinh nở được diễn ra tự nhiên nhất bạn nhé!

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....