789

"1001 câu hỏi" khi cho trẻ sử dụng váng sữa

Chủ Nhật, 21/04/2019 10:32 AM (GMT+7)

Váng sữa đang dần trở thành 1 phần trong chế độ dinh dưỡng của trẻ và cùng với đó là rất nhiều những thắc mắc xung quanh sản phẩm này. Vậy sử dụng váng sữa như thế nào sẽ tốt nhất cho trẻ?

vang-sua

1. Ăn bao nhiêu là đủ?

Chị Thu Hương (Cầu Giấy, Hà Nội): con tôi được 14 tháng tuổi, cháu lười ăn, người còi. Hiện chế độ ăn của cháu gồm 3 bữa chính, ngoài ra các bữa phụ là sữa bột, hoa quả và tôi định bổ sung cho cháu 2 hộp váng sữa/ngày. Nhưng nhiều người nói rằng dùng 2 hộp váng sữa/ngày cho trẻ là quá nhiều. Điều này có đúng không? Và con tôi dùng bao nhiêu hộp/ngày là hợp lý?

Lượng chất béo trong mỗi hộp váng sữa thường cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường. Đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao đối với các bé từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng.Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hộp/ngày.

Cụ thể với trường hợp này, bé đã 14 tháng tuổi, tức là hệ tiêu hoá đã tốt và việc bổ sung 1-2 hộp váng sữa/ngày cho trẻ trên 14 tháng tuổi là hợp lý. Nếu thấy bé lên cân đều có nghĩa là do cơ thể bé dung nạp và hấp thu tốt lượng dưỡng chất có trong váng sữa.

2. Rối loạn tiêu hoá do dùng váng sữa?

Chị Minh Ngọc (Giảng Võ, Hà Nội): Con tôi được 8 tháng tuổi, cháu ăn bột và uống sữa tốt, chiều cao của cháu đạt chuẩn, cân nặng thì vượt chuẩn không đáng kể. Hàng ngày, tôi bổ sung cho cháu 2 hộp váng sữa nhưng gần đây cháu gặp rối loạn về tiêu hoá. Có phải do tôi cho con dùng quá nhiều váng sữa không ạ?

Đối với trẻ thừa cân - béo phì, trẻ đang có vấn đề về tiêu hoá, trẻ dị ứng với sữa bò,… không nên dùng váng sữa hàng ngày. Ngoài ra, với mỗi trẻ khác nhau (về cân nặng và độ tuổi) thì lượng dùng cũng khác nhau.

Cụ thể, trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ hấp thu của trẻ.

Sử dụng một lượng váng sữa phù hợp sẽ rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ, tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo trong váng sữa rất cao.

Với trường hợp con chị Minh Ngọc cháu mới 8 tháng tuổi, lại nằm trong nhóm trẻ thừa cân thì việc dùng ngày 2 hộp váng sữa là quá nhiều, cơ thể trẻ không dung nạp hết, dễ gây ra các rối loạn về tiêu hoá. Nếu muốn thay đổi khẩu vị bữa phụ cho con chị Minh Ngọc có thể cho bé ăn từ 1-2 hộp váng sữa/tuần, mỗi lần ăn nửa hộp là vừa.

3. 1 hộp váng sữa = 1 cốc sữa?

Chị Nguyễn Hiền (Giải Phóng, Hà Nội): Tôi vẫn thường xuyên cho con ăn váng sữa từ ngày cháu 1 tuổi đến nay đã hơn 3 tuổi. Tuy nhiên, tôi không rõ mỗi hộp váng sữa 55g như hiện nay thì cung cấp được bao nhiêu calo cho trẻ và nếu quy ra sữa thì hàm lượng dinh dưỡng của 1 hộp váng sữa có bằng được một cốc sữa không?

Váng sữa là sản phẩm cung cấp năng lượng cao, thông thường 1 hộp váng sữa 55g sẽ cung cấp khoảng 100 kcalo, tương đương với 1 cốc sữa tươi 250ml hoặc 100g thịt gà. Do đó, các bà mẹ nên cân đối trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho phù hợp.

Giống như sữa, váng sữa có chứa vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…), các axit hữu cơ, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng…

Tuy nhiên, khác với sữa, thành phần chính trong váng sữa là chất đạm, béo, năng lượng còn thành phần chính trong sữa là gồm 5 thành phần quan trọng là chất đạm, chất béo, đường lactose, vi khoáng chất và nước.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...