789

12 câu nói của cha mẹ "như dao đâm" gây tổn thương tâm hồn trẻ

Chủ Nhật, 29/09/2019 07:47 AM (GMT+7)

Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, nhưng không có nghĩa là con “không biết gì”, rằng mẹ nói gì cũng được. Muốn con không bị tổn thương, cha mẹ tuyệt đối không nói 12 câu này.

cau-noi-nen-tranh

Tất cả bố mẹ đừng bao giờ nói với mình những câu sau, bởi lời nói có sức sát thương còn hơn cả dao kiếm, mà nhất lại là đối với những tâm hồn còn non nớt thơ ngây như con trẻ.

1.Tránh: Bố mẹ thất vọng về con!

Hãy thử: Việc làm của con khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu.

Từ "thất vọng" làm trẻ cảm thấy những việc mình làm không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ. Bố mẹ có thể giải thích hành động của trẻ khiến họ cảm thấy như thế nào, tránh nói những từ ngữ như "thất vọng".

2.Tránh: Hãy đợi cho đến khi bố mẹ về nhà

Hãy thử: Nếu con làm điều đó một lần nữa, nó thực sự khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu.

Nếu nói câu đầu tiên, nghĩa là bạn đã trì hoãn hành vi sai trái của trẻ, rất có thể khi bạn về tới nhà thì trẻ đã quên những gì mình đã làm. Vì thế, cố gắng tự giải quyết vấn đề ngay lập tức và giải thích cho trẻ hiểu vì sao mình khó chịu với hành vi của chúng.

3.Tránh: Ngày hôm nay thế nào?

Hãy thử: Ngày hôm nay con cảm thấy vui nhất là điều gì?

"Ngày hôm nay thế nào?", ngụ ý trả lời chỉ 1 hoặc 2 từ., nhưng nếu bạn thực sự muốn biết ngày hôm nay của con mình như thế nào thì hãy hỏi những câu hỏi cụ thể hơn.

4.Tránh: Nhanh lên!

Hãy thử: Con làm nhanh lên, xem ai là người đầu tiên làm xong nào.

Khi hối thúc trẻ làm một việc gì đó nhanh lên, tốt nhất nên nói để trẻ cảm thấy rằng bố mẹ như đang cùng một đội với mình.

5.Tránh: Hãy để bố mẹ yên!

Hãy thử: Con để mẹ ngồi yên 1 phút để làm việc này không, sau đó chúng ta sẽ nói chuyện nhé.

Nếu bạn luôn gạt trẻ ra, chúng sẽ sớm bắt đầu nghĩ rằng mình không cần nhờ bố mẹ giúp đỡ hay tư vấn gì cả, về lâu dài chúng sẽ không muốn chia sẻ suy nghĩ của mình cho bố mẹ biết.

6.Tránh: Thật xấu hổ!

 Hãy thử: Con biết việc con làm khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu không?

Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu sự xấu hổ thực sự là gì. Cụm từ trống rỗng này không cung cấp cho đứa trẻ bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao điều mà chúng làm là sai.

Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xấu hổ có thể khiến một số trẻ em trở nên hung dữ hơn. Cố gắng giải thích cho trẻ hiểu về những gì sai về hành vi của mình và cách tránh điều đó trong tương lai.

7.Tránh: Nín khóc ngay!

Hãy thử: Xảy ra chuyện gì vậy con?

Khóc là hoàn toàn bình thường, ngay cả khi lý do trẻ khóc dường như không quan trọng. Bằng cách nói "nín khóc ngay", bạn khiến trẻ hiểu rằng cảm xúc của chúng không quan trọng và đó cũng là dấu hiệu bạn không quan tâm đến chúng.

8.Tránh: Có gì mà phải sợ

Hãy thử: Con sợ hả, có bố mẹ ở đây.

Khi trẻ đã sợ, bố mẹ hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ và nói về nỗi sợ hãi đó thật ra không đáng sợ chút nào.

9.Tránh: Bố mẹ nói nhiều lần sao con không nghe

Hãy thử: Đây là thời gian để tắt TV và bắt đầu làm bài tập về nhà của con.

Cụm từ đầu tiên không cung cấp cho trẻ bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao chúng nên dừng lại, hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bố mẹ muốn chúng làm.

Thay vào đó, nó có thể khiến trẻ cảm thấy như chúng không có bất kỳ quyền nào và cảm giác như bị kiểm soát.

10.Tránh: Bằng tuổi của con bố mẹ đã làm được rồi

Hãy thử: Để bố mẹ dạy con nhé.

Tất cả trẻ em phát triểnkhác nhau và việc so sánh với người khác không phải là ý tưởng hay. Thay vào đó, hãy cố gắng dạy cho trẻ cách làm điều gì đó mà chúng chưa biết làm.

11. Tránh: “Mày không phải con tao, con tao không có đứa nào ngu dốt như mày!!!”

Đã có rất nhiều bố mẹ chỉ vì con đứng nhì lớp, chỉ sau một bạn mà tất cả những câu chửi cay độc có thế tuôn ra, đòn roi bầm dập trên người, cơm không lành canh không ngọt tận mấy tuần lễ. Người lớn có vẻ càng ngày càng yêu cầu quá cao ở trẻ con.

Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, có trôi qua cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được.

Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành.

12: Tránh: “Mày không làm thì ai vào đây nữa, tất cả là lỗi của mày, đừng có mà chối”

Rất nhiều bố mẹ mọi việc chưa rõ ràng, đã quy hết mọi tỗi lỗi cho con. Cũng có trường hợp đứa con đó là anh chị trong nhà, và bố mẹ mặc định rằng làm anh chị thì phải nhường em. Hoặc nhà có một đứa con trai nên đứa con gái thường phải lãnh hết phần tội lỗi gây ra trong nhà. Những đứa con như vậy rất đáng thương, không có ai hiểu, không ai thông cảm, không thể tâm sự hay trút nỗi niềm với ai.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...