2 bộ phận không nên ăn của cá

Thứ Hai, 14/10/2019 09:42 AM (GMT+7)

Cá là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng không phải bộ phận nào của cá cũng đều ăn được, nếu ăn phải những chất độc có trong cá thì sẽ gây hại cho cơ thể. Vậy thì cá có những bộ phận nào mà chúng ta không nên ăn?

ca

1. Túi mật

Cá có một số bộ phận mà chúng ta không được ăn một cách “mù quáng”, đặc biệt là những người thường xuyên ăn túi mật của cá, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Túi mật cá là thứ không nên ăn bởi bên trong túi mật có chứa mật – chất mà cá cần sử dụng trong việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu cứ ăn cá mà không loại bỏ túi mật và các cơ quan nội tạng khác của cá, chúng ta cũng sẽ ăn phải các chất có hại trong túi mật, có thể làm tăng gánh nặng giải độc của gan do sự tích tụ của các chất độc, lâu dần sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, nên loại bỏ túi mật cá khi ăn để phòng ngừa việc sức khỏe bị ảnh hưởng xấu.

2. Gan

Khi ăn cá cần phải làm sạch sẽ nội tạng của cá, nếu không có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở cá có những bộ phận chứa chất độc mà chúng ta không nên tùy tiện ăn để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Có rất nhiều người thích ăn gan cá, nhưng tương tự như gan người, gan cá cũng là cơ quan thải độc quan trọng của cá, nếu là một số những loài cá sống trong thiên nhiên, ít nhiều thì gan đều sẽ tích tụ chất độc. Khi ăn gan cá có thể sẽ gây hại cho sức khỏe do các chất độc bị hấp thu vào cơ thể quá nhiều. Vì vậy, nhằm tránh việc cơ thể bị tổn thương, cần chú ý ăn uống sao cho hợp lý, không nên thường xuyên ăn gan cá.

Ăn cá như thế nào tốt cho sức khỏe?

Không ăn cá sống

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người. 

Ngoài ra, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Ký sinh trùng nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2 m và gây ra những cơn đau quằn quại...

Không ăn cá khi đói

Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút. 

Khi dùng thuốc ho

Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khoẻ.

Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Ai không nên ăn cá?

Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.

Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...