3 điểm cư xử cần lưu ý để giải quyết vấn đề dành cho cha mẹ khi con đến tuổi dậy thì

Thứ Hai, 28/10/2019 12:01 PM (GMT+7)

Nếu có 3 nguyên nhân gây mâu thuẫn, cũng sẽ có 3 điểm cư xử cần lưu ý để giải quyết vấn đề dành cho cha mẹ.

day-con-tuoi-teen

Nguyên nhân

Khi con vào tuổi dậy thì, thường là cấp 2, việc xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ có vẻ thường xuyên hơn. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung lại là do 3 điểm chính sau:

Cha mẹ không theo kịp những thay đổi trong suy nghĩ của con. Với con lúc này, có cảm nhận mình đã trưởng thành hơn trong khi cha mẹ vẫn cư xử như con vẫn còn con nít lúc trước. Việc quá quan tâm, quá áp đặt từ cha mẹ sẽ khiến con thấy gò bó, khó chịu và ngày càng cách xa cha mẹ.

Con bị thu hút bởi thế giới bên ngoài hơn. Trong giai đoạn giao thoa giữa con nít và người lớn, con luôn hào hứng hòa mình vào thế giới bên ngoài hơn. Bạn bè, trò vui, những trải nghiệm mới… đôi khi khiến thời gian con dành cho gia đình ít hơn. Trong khi đó cha mẹ lại lo sợ con bị cám dỗ bởi các thói hư tật xấu. Vì vậy mâu thuẫn 2 bên sẽ diễn ra.

Sự tranh giành quyền lực. Trước sự thay đổi của con vào tuổi dậy thì, rất nhiều cha mẹ bỗng lo sợ rằng con sẽ không sợ mình nữa và dần trở nên nghiêm khắc, theo sát dạy bảo con nhiều hơn. Trong khi đó với cái tôi của mình, con ngày càng muốn độc lập, tự chủ hơn. Điều này dẫn đến thái độ, hành vi mang tính chống đối lại cha mẹ. Có khi không phải là do tính nết không tốt mà đó giống như một cách thể hiện khẳng định bản thân của con với cha mẹ.

Nghệ thuật cư xử

Nếu có 3 nguyên nhân gây mâu thuẫn, cũng sẽ có 3 điểm cư xử cần lưu ý để giải quyết vấn đề dành cho cha mẹ.

Kiểm soát cảm xúc. Khi nói chuyện, tranh luận cùng con bất cứ chủ đề nào dù thích hay không thích, cha mẹ cũng nên giữ được thái độ bình tĩnh. Đừng nên phán xét suy nghĩ của con, thay vào đó phân tích cho con liệu đó có phải là điều có ích hay không, có cần thiết vào lúc này không, nếu không được, con sẽ mất gì. Cha mẹ nên thử đứng theo góc nhìn của con chứ đừng hoàn toàn để suy nghĩ của thời đại mình sống chi phối cảm nhận. Ngoài ra, cố gắng đưa con vào giữa suy nghĩ cá nhân cùng trách nhiệm gia đình và giúp con cân bằng 2 chuyện này. Khi đó, dù không theo đứng ý mình, con vẫn sẽ không quá khó chịu, đây cũng là cách khiến con ngày một trưởng thành hơn.

Thống nhất trước với con những nguyên tắc. Muốn con không tranh cãi hay phản ứng tiêu cực trước những quyết định của mình, trước đó cha mẹ cần thảo luận, thống nhất các quy định. Một số điều có thể nói đến như con phải về trước 9-10 giờ, đi chơi phải xin phép, ăn mặc tóc tai theo phong cách gì cũng được nhưng phải phù hợp khi đến lớp và nếp sống gia đình, có bạn trai/ bạn gái, nên cho cha mẹ biết… Khi 2 bên đều biết trước và đồng ý, sẽ ít xảy ra trường hợp xung đột giữa cha mẹ và con cái hơn.

Xem con là bạn và cũng để mình thành một người bạn của con. Con vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên giảm bớt phần nào việc xem con còn quá bé bỏng mà hãy dần để con ở vị trí bình đẳng, người lớn. Không nên dùng các từ ngữ mang tính xúc phạm, coi thường hay gây xấu hổ vì khi này con mang tâm lý rất nhạy cảm, sẽ rất dễ “bùng nổ” nếu cha mẹ cư xử không khéo léo.

Hãy tôn trọng con, tôn trọng cả bạn bè của con. Ngoài ra, không nên so sánh con với bất cứ người nào khác. Cha mẹ nên cho phép con tham gia vào các vấn đề gia đình, được phép nói lên ý kiến của mình. Thêm nữa, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống để từ đó con có thể thêm tin tưởng và mở lòng với cha mẹ.

Với những điều trên, cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng cho mối quan hệ của mình với con khi con trong độ tuổi dậy thì “sớm nắng chiều mưa”. Một mối quan hệ gia đình tốt mà con có khi này sẽ là bước đệm quan trọng cho việc trưởng thành thật sự của con mai sau.

16 lưu ý cho các bố mẹ khi thực hiện kế hoạch dạy trẻ tầm tuổi teen

1. Bỏ qua vấn đề thành tích. Tôi nói thật là các thầy cô nâng đỡ trẻ lắm. Nếu điểm bị sẩy chân kiểu gì cũng có cách gõ gạc. Vì thế, không cần quá quan tâm đến điểm. Nếu mình quá lo vụ đó chắc chắn sẽ gây ức chế cho con và sớm làm bọn trẻ điên tiết, bùng nổ.

2. Giúp con xây dựng thời gian biểu để các con khống chế thời gian làm việc cho hợp lý và khoa học. Nghiên cứu và chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất. Khi đã có thời gian biểu thì cương quyết thực hiện theo càng chính xác càng tốt. Rất nên để thời gian rảnh để con được vui chơi, nghỉ ngơi. Việc thư giãn, giải trí, thể thao rất quan trọng, không thể bỏ qua.

3. Đừng lao vào học thêm chỉ vì... thiên hạ cũng học. Tôi đã "thí nghiệm" con tôi và một số cháu để thấy rõ 100% là học thêm thật sự không giúp ích gì cho trẻ. Chỉ khi cảm thấy con hơi yếu môn nào đó thì giúp con nhưng phương án tốt nhất vẫn là gia sư. Nếu con vẫn học tốt thì nên khích lệ và bỏ qua mọi phương án trợ giúp để con tự tin phát triển.

4. Thiết lập hệ thống GIA QUY trong nhà và thực hiện nghiêm túc. Ai sai bị phạt hết dù là bố mẹ hay ai. Chính gia quy sẽ giúp con giữ mình trong vòng kiểm soát hợp lý của gia đình.

5. Không tìm cách kiểm soát con. Càng tôn trọng trẻ, tin tưởng trẻ, trẻ càng nể và lo giữ niềm tin đó nên sẽ càng ít gây chuyện. Càng chăm chút, càng kiểm soát trẻ càng phá phách.

6. Tâm sự thật nhiều để con luôn chia sẻ thông tin với bố mẹ. Cách tâm sự là kể lể với con mọi chuyện của mình, nhờ con cho lời khuyên và trợ giúp. Việc này sẽ khiến con tin tưởng và gần gũi. Đến lúc phù hợp, con sẽ chia sẻ với cha mẹ.

7. Gần gũi với giáo viên chủ nhiệm của con, nếu con có tội thì chia sẻ thành thật và nhờ cô giúp. Tuy nhiên, món nào là bí mật con muốn che giấu thì tuyệt đối giữ.

 8. Không tò mò đọc nhật kí của con hay dò hỏi bạn bè con. Càng làm vậy, con càng ức chế và xa lánh bố mẹ.

9. Làm bất kể việc gì với con cũng cần đàm phán và cho con lựa chọn các hướng thực hiện và yêu cầu viết cam kết. Đàm phán trước cả các hình phạt và hậu quả khi con vi phạm cam kết. Khi vụ việc xảy ra, chỉ cần thực hiện đúng những gì đã cam kết trước.

10. Luôn đặt con ở vị trí người lớn để bàn bạc mọi việc chứ không áp đặt bất kể việc gì.

11. Khi bố mẹ sai, cần thành khẩn xin lỗi con và chấp nhận hình phạt. Tuyệt đối không bao biện và chối tội. Càng nghiêm túc, con càng nể và phục bố mẹ để học theo.

12. Bàn bạc với con về tương lai và chỉ cho con cả ưu và nhược điểm của từng phương án. Tôn trọng lựa chọn của con.

13. Khi con có chuyện không ổn, để con tự xử lý mọi việc chứ không nhúng tay vào. Con hỏi đến thì tư vấn, còn không thì chỉ quan sát thôi.

14. Nếu cảm thấy có khó khăn, liên hệ ngay với các chuyên gia để xử lý mọi việc.

15. Giáo dục giới tính cho con cẩn thận liên tục theo năm. Gần gũi sẻ chia và không đánh mắng để nắm mọi việc của con kịp thời.

16. Cuối cùng và quan trọng nhất. Tính cách quyết định mọi thứ, các cha mẹ cần, rất rất cần để ý quan sát và giáo dục tính cách con hơn mọi thứ khác. Học hành chậm 1, 2 năm không sao nhưng tính cách không ổn là có hại cả đời con.

Tôi nghĩ thời điểm này rất nhạy cảm và quan trọng. Các cha mẹ đừng quá chủ quan nếu biểu hiện con là tốt vì có thể con đang che giấu điều gì đó mà cha mẹ không biết. Như

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...