5 việc chị em thường làm với băng vệ sinh rất gây hại cho sức khỏe

Thứ Tư, 02/10/2019 08:59 AM (GMT+7)

Dưới đây là 5 việc chị em vẫn thường làm với băng vệ sinh của mình mà không biết rằng như vậy có thể gây hại cho mình nhiều hơn.

bang-ve-sinh

1. Cất giữ băng vệ sinh trong nhà tắm

Tích trữ băng vệ sinh trong nhà tắm không phải là thói quen của chỉ một vài chị em, mà là của rất nhiều người. Điều này tưởng rằng hết sức bình thường vì như vậy sẽ tiện cho việc sử dụng, nhưng thực tế nó lại là thói quen có hại. Phòng tắm là môi trường ẩm ướt, lại liên quan đến nhiều hoạt động vệ sinh, vì vậy, nó là nơi cư trú của rất nhiều các loại vi khuẩn, kể cả những vi khuẩn có khả năng sinh sôi nhanh và "sống thọ".Chính vì vậy, nếu bạn để băng vệ sinh trong nhà tắm sẽ khó tránh khỏi nguy cơ vi khuẩn thâm nhập vào băng. Thời gian bạn lưu trữ băng vệ sinh trong nhà tắm càng lâu thì mức độ nhiễm khuẩn càng cao và từ đó dễ gây viêm nhiễm, dẫn đến các bệnh phụ khoa khi sử dụng.

2. Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày

Băng vệ sinh hàng ngày được mọi người sử dụng trong thời gian nguyệt san cũng như các ngày trong tháng cho sạch.Nhưng việc làm lại đang trở thành nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa dùng băng vệ sinh thường xuyên không chỉ làm ẩm vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mà còn là đường dẫn ngắn nhất cho vi khuẩn trú ngụ ở hậu môn di chuyển lên âm đạo nhanh chóng, thuận lợi.Đặc biệt những ngày thời tiết nóng, vùng kín bị bó sát, đổ mồ hôi, hấp hơi, sinh nhiệt làm ẩm ướt trong thời gian dài tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Những vi khuẩn, vi nấm này gây ngứa ngáy, lâu dần thành viêm nhiễm.

3. Không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh

Nhiều chị em không quên rửa tay sau khi thay vệ sinh nhưng lại không hề biết rằng việc rửa tay trước đó cũng quan trọng không kém. Trên tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn và đám vi khuẩn này hoàn toàn có thể di chuyển từ tay sang băng vệ sinh trong quá trình chúng ta tiếp xúc và dùng băng vệ sinh các loại. Băng vệ sinh lại là vật tiếp xúc trực tiếp với "vùng kín", vì vậy, nếu băng vệ sinh nhiễm vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ "vùng kín" mắc bệnh sẽ cao hơn vì vi trùng có nhiều cơ hội xâm nhập vào âm đạo trong quá trình bạn dùng băng vệ sinh.

Vì thế, trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần đặc biệt chú ý giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, nhất là đôi tay. Trong trường hợp không có điều kiện để rửa tay với nước, chị em cũng nên cẩn thận lau sạch bằng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt trước khi thực hiện các thao tác cần thiết.

4. Không thay băng vệ sinh khi thấy chưa thấm hút nhiều

Trong những ngày cuối chu kì, thông thường, lượng kinh nguyệt sẽ ít hơn. Đó chính là lý do mà nhiều chị em vô tình nghĩ rằng không cần thiết phải thay băng vệ sinh khi chưa đầy. Hoặc nhiều chị em dùng tampon thì nghĩ rằng để lâu một chút cũng được.Suy nghĩ này vô cùng sai lầm và chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trường hợp bị bệnh phụ khoa hoặc rơi vào hội chứng sốc độc tố do dùng tampon quá lâu ở chị em. Vi khuẩn tích tụ trên băng vệ sinh không phải chỉ từ máu kinh mà còn từ ngay chính cơ thể bạn. Chính vì vậy, nếu để băng vệ sinh càng lâu thì càng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi khiến bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Đa phần những chị em bị hội chứng sốc độc tố là do để tampon quá 4 tiếng trong âm đạo khiến cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng, gây ra nhiễm độc.

5. Dùng sản phẩm khuyến mại mà không chú ý đến hạn sử dụng

Nhiều cửa hàng hoặc cơ sở sản xuất lựa chọn biện pháp khuyến mại, tặng sản phẩm cho những lô hàng gần hết hạn sử dụng hoặc cho lô hại không tiêu thụ được nhằm mục đích bán được sản phẩm. Và không ít chị em vì ham hàng rẻ, có khuyến mại mà đã mắc phải "cái bẫy" này. Và hậu quả từ hành vi này có thể vô cùng nghiêm trọng.

Những sản phẩm gần hết hạn sử dụng hoặc không tiêu thụ được đều không được đánh giá cao về chất lượng. Đặc biệt, với một mã sản phẩm thiết yếu, dùng thường xuyên và có mối liên hệ trực tiếp đến cơ thể, sức khỏe người phụ nữ như băng vệ sinh thì sản phẩm chất lượng kém đồng nghĩa với khả năng đe dọa sức khỏe cao. Vì vậy, bạn đừng ham mấy "chiêu" khuyến mại mà mua nhầm hàng nhé, hãy chọn sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu lớn và có uy tín.

4 vấn đề liên quan đến các loại băng vệ sinh chị em nên biết

Có cần thay băng vệ sinh đúng giờ cho dù chưa đầy hay không?

Câu trả lời là Có. Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao nên lưu được lượng máu nhiều hơn bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể để bao lâu cũng được. Điều này không tốt vì trong máu có nhiều chất dinh dưỡng rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa. Vì thế bất kể lượng hành kinh nhiều hay ít, bạn nên thay băng vệ sinh 3-4 tiếng/ lần.

Dùng tampon qua đêm có nguy hiểm không?

Tampon là loại băng vệ sinh đặt trong, nên bị yếm khí, không thông thoáng khiến cho các vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi. Vì vậy, việc thay tampon đúng giờ là điều hết sức cần thiết. Nếu chị em nào không thay tampon đúng giờ thì lượng vi khuẩn xấu này càng tăng hơn nữa.

Chị em có thể dùng tampon qua đêm miễn là thời gian tampon bên trong âm đạo không được quá 8 tiếng và sau khi thức dậy thì nên thay tampon mới ngay. Có nhiều trường hợp, dùng tampon quá lâu trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố. Hội chứng này thường là do vi khuẩn sinh sôi quá nhiều và thường có các biểu hiện như: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, choáng váng, ngất xỉu...

Tại sao băng vệ sinh có mùi thơm lại không tốt?

Băng vệ sinh có mùi thơm có thể làm cho bạn yên tâm hơn và không lo lắng về mùi hôi do máu kinh gây ra. Tuy nhiên, loại băng vệ sinh sinh này thường có hóa chất tạo mùi thơm. Vì vậy, nó dễ gây kích ứng da, nhất là da "vùng kín" rất nhạy cảm. Nhiều chị em khi dùng loại băng vệ sinh này, do bị kích ứng da mà dẫn đến ngứa hoặc bị bệnh viêm âm đạo.

Vì vậy, nếu bạn chọn lựa băng vệ sinh có mùi thơm cần để ý đến phản ứng của cơ thể xem có thích nghi được hay không.

Ưu điểm của cốc nguyệt san so với băng vệ sinh và tampon là gì?

Cốc nguyệt san là sản phẩm được dùng đặt trong âm đạo của người phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt. Cốc kinh nguyệt có hình giống như chiếc chuông nhỏ (hoặc dạng phễu) dài khoảng 5cm, được làm từ cao su, silicone y tế, hoặc nhựa dẻo, có tính đàn hồi tốt. Phía dưới của nó có tay cầm ngắn, giúp cốc nguyệt san duy trì sự cân bằng khi đặt trong âm đạo, đồng thời giúp bạn dễ dàng lấy cốc nguyệt san ra hơn.

Cốc nguyệt san có ưu điểm hơn 2 loại băng vệ sinh khác ở những điểm sau:

- Không có hóa chất, bộng, vải, keo dính... nên nó không làm thay đổi độ pH, môi trường bảo vệ của âm đạo.

- Bạn có thể sử dụng cốc kinh nguyệt bất cứ lúc nào, khi đi ngủ, khi vận động, bơi lội, nhảy múa, yoga... mà không phải lo lắng nguy cơ sốc độc tố.

- Bạn có thể để cốc nguyệt san trong cơ thể từ 5-10 tiếng tùy theo lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít. Tuy nhiên, không nên để quá 12 tiếng.

- Có thể dùng lại trong vòng 5-10 năm mà không phải mất thời gian bỏ tiền mua các sản phẩm khác hàng tháng.

Lưu ý khi dùng băng vệ sinh các loại:

 - Không nhất thiết lúc nào sử dụng băng vệ sinh hàng ngày khi nào thấy thật sự cần thiết sử dụng. Kể cả đối sử dụng băng vệ sinh trong ngày nguyệt san.

- Khi sử dụng cần tuân thủ thay băng 3-4 giờ/lần, tuyệt đối không để lâu.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại băng vệ sinh kém chất lượng, mặt hàng trôi nổi để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

 - Trong thời gian sử dụng băng vệ sinh hay không sử dụng giữ vệ sinh vùng sạch sẽ, khô ráo, tránh mặc quần bó sát, mặc những loại quần thoáng, thấm nước, khô để vùng da nhạy cảm này không bị ẩm ướt.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....