6 dấu hiệu ít người để ý cảnh báo mãn kinh sớm

Thứ Tư, 16/10/2019 08:06 AM (GMT+7)

Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo mãn kinh sớm ở phụ nữ, theo Prevention.

dau-hieu-man-kinh

Sa cơ quan vùng chậu

Suy giảm hoóc môn tuổi mãn kinh có thể khiến cơ quan vùng chậu suy yếu khiến cho bàng quang, tử cung, trực tràng hay âm đạo cũng sa xuống. Điều này làm cho phụ nữ khó đi tiêu, tiểu - theo bà Beri Ridgeway, giáo sư lâm sàng sản phụ khoa tại Đại học California-Riverside. Những gì có thể giúp ích cho phụ nữ lúc này là tập các bài tập sàn chậu, cần kíp lắm mới nên phẫu thuật.

Bệnh gan

Khi còn trẻ và khỏe mạnh, gan tự phục hồi từ những thiệt hại do rượu, nhiễm trùng, hoặc mỡ dư thừa. Tuy nhiên, khi mãn kinh, nồng độ hoóc môn estrogen giảm, phụ nữ có thể mắc bệnh gan mạn tính, theo bác sĩ Carla Brady, trợ lý giáo sư y khoa tại Khoa tiêu hóa -  Trung tâm Y tế thuộc Đại học Duke (Mỹ).

Nên xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra men gan. Hàm lượng men gan cao cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan có vấn đề. Đối với nhiều người, bệnh gan thường diễn tiến thầm lặng và bệnh chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn tiến triển xấu, bà Brady nói.

Rối loạn tự miễn

Bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ hay đang trải qua những cơn cáu gắt? Đó là tất cả các triệu chứng của tình trạng mãn kinh bình thường, nhưng nó cũng là dấu hiệu của bệnh tự miễn; chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp - theo bà Mindy S. Christianson, trợ lý giáo sư về nội tiết sinh sản và vô sinh tại Trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Theo dõi các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh và thời gian kéo dài của bệnh để cung cấp chính xác thông tin, giúp các bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.

Khô mắt

Nồng độ hoóc môn estrogen và testosterone của phụ nữ trong tuổi mãn kinh cũng suy giảm cùng lúc, chúng có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn - theo ông Austin K. Mircheff, giáo sư nhãn khoa tại Trường Y Keck thuộc Đại học Southern California (Mỹ).

Khi testosterone suy giảm, lớp nhờn của mắt mỏng dần và nhiều nước bốc hơi khỏi đôi mắt khiến mắt khô. Sau cùng, đôi mắt trở nên khó chịu và bị viêm.

Phụ nữ nên kiểm tra mắt định kỳ bắt đầu từ tuổi 40. Tùy vào sức khỏe của mắt, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt phù hợp cho bạn để phòng ngừa việc mắt bị khô quá nhanh.

Mất thính giác

Theo tiến sĩ Kevin Ohlemiller, phó giáo sư về thính học và phương tiện liên lạc tại Đại học Washington (Mỹ), nồng độ estrogen đóng vai trò quan trọng ở ốc tai - bộ phận ở tai trong có vai trò chuyển đổi dao động cơ học thành các xung thần kinh. Vì vậy, thính lực sẽ giảm với phụ nữ trải qua mãn kinh sớm.

Để triệu chứng này được cải thiện, phụ nữ cần giới hạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tập trung ăn uống dinh dưỡng và tập thể dục. 

Một nghiên cứu gần đây trong Tạp chí Medicine (Y học) của Mỹ cho thấy những phụ nữ tập thể dục giảm 17% nguy cơ mất thính giác. 

Ngưng thở khi ngủ

Đổ mồ hôi ban đêm không phải là triệu chứng duy nhất của thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh có gấp 3,5 lần rủi ro mắc chứng ngưng thở khi ngủ - theo tiến sĩ Sarah Nowakowski, phó giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Texas.

Nếu phụ nữ mãn kinh có triệu chứng ngáy, cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ, thì nên điều trị sớm.

Khắc phục tình trạng rối loạn tiền mãn kinh

Các phụ nữ đang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giữ được tinh thần thư thái, bình ổn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và đừng quên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, canxi, protein và hạn chế các loại chất béo, thuốc lá, đồ uống có cồn.

Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ đinh lăng (chứa nhiều chất estrogen tự nhiên hay thực vật).

Bổ sung thêm hàm lượng vitamin D, vì vitamin D có chứa chất xúc tác giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.

Sử dụng thuốc bổ sung, thuốc có canxi và vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương và có thể nên dùng vitamin E mỗi ngày.

Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ chuyên khoa phụ sản khám và chỉ định vì liệu pháp này rất phức tạp và có nhiều tác dụng phụ; không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng ở mỗi người. Chính vì, nên các chuyên gia phụ sản hàng đầu thế giới khuyên các chị em nên bổ sung estrogen tự nhiên từ các loài thực vật giàu hàm lượng nội tiết tố nữ như mầm đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...