6 hiểu lầm tai hại về sữa chua, ăn sai cách có thể dẫn đến ung thư

Chủ Nhật, 27/10/2019 06:27 PM (GMT+7)

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về tác dụng của sữa chua, khi ăn sai cách có thể dẫn đến ung thư.

sua-chua

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua

Sữa chua (yaourt) thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus). Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic, rồi chuyển thành axit lactic. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.

Dưới đây là 6 hiểu lầm tai hại về sữa chua:

 Dinh dưỡng của sữa chua ngang với sữa bò

Sữa chua có nhiều dinh dưỡng hơn so với sữa bò. Sữa chua được lên men từ sữa bò nguyên chất. Ngoài việc giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng của sữa bò tươi, vi khuẩn axit lactic trong quá trình lên men còn tạo ra nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Quá trình lên men sữa làm cho khoảng 20% lượng đường và protein trong sữa bị phân hủy thành các phân tử nhỏ như đường lactose và axit lactic, chuỗi peptide nhỏ và axit amin. Hàm lượng chất béo trong sữa thường là 3% đến 5%. Sau khi lên men, axit béo trong sữa tăng gấp 2 lần so với sữa nguyên chất, giúp sữa chua dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.

Sữa chua cũng chính là đồ uống sữa chua

Đồ uống sữa chua, bao gồm đồ uống sữa có tính axit, đồ uống axit lactic, đồ uống vi khuẩn axit lactic… là những đồ uống có chứa sữa được phép thêm nước. Thành phần dinh dưỡng của đồ uống sữa chua và sữa chua rất khác nhau, và dinh dưỡng của đồ uống sữa chua chỉ bằng 1/3 so với sữa chua.

Theo quy định của ngành công nghiệp sữa, 100 gram sữa chua cần hàm lượng protein ≥ 2,9 gram, trong khi đồ uống sữa chua có hàm lượng protein chỉ khoảng 1 gram. Mặc dù đồ uống sữa chua có thể được sử dụng như một thức uống giải khát và làm dịu cơn khát, đồng thời trong việc làm dịu cón khát nó còn có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó rất thấp.

Đồ uống sữa chua không bao giờ có thể thay thế được sữa bò và sữa chua, đặc biệt là đồ uống sữa chua có đường và nước thì giá trị dinh dưỡng càng thấp. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ em không nên lựa chọn đồ uống sữa chua.

Kết hợp sữa chua và thuốc

Tốt nhất là uống thuốc với nước trắng, và thuốc không phù hợp uống với bất kỳ loại đồ uống nào, chẳng hạn như trà, các loại đồ uống và sữa chua cũng như vậy. Là một chất dẫn xuất của sữa, sữa chua chứa canxi có thể kết hợp với kháng sinh tetracyclin trong dạ dày.

Nếu điều này xảy ra làm cho sự hấp thu của kháng sinh tetracyclin giảm đi và có thể làm giảm hiệu lực tác dụng của các thuốc nhóm tetracyclin. Để ngăn ngừa sự tương tác bất lợi này, khi bạn đang dùng tetracyclin, hãy ăn sữa chua 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng liều kháng sinh tetracyclin.

Sữa chua có thể ăn bất cứ lúc nào

Sữa chua về cơ bản là ăn lạnh nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn sữa chua. Ăn sữa chua khi bụng đói sẽ làm giảm tác dụng của sữa chua. Nếu ăn sữa chua vào buổi sáng, bạn nên kết hợp với một số loại ngũ cốc thô, bánh mì,...

Vào buổi tối ăn sữa chua rất có lợi cho việc bổ sung canxi. Từ 12 giờ đêm đến sáng sớm, mức canxi trong máu thấp nhất, có lợi cho việc hấp thụ canxi trong thức ăn. Ăn một cốc sữa chua trước khi đi ngủ cũng rất có lợi, nhưng chú ý làm sạch miệng. Thông thường, sau bữa ăn sữa chua, các men vi sinh hoàn toàn có thể đóng vai trò giúp vận động đường tiêu hóa và chống lại vi khuẩn có hại.

Sữa chua có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi

Có thể nói sữa chua tốt, nhưng nó không phù hợp với một số người đặc biệt là những người bị tiêu chảy hoặc các bệnh đường ruột. Trẻ em dưới 1 tuổi không thích hợp ăn sữa chua vì chức năng tiêu hóa của trẻ yếu và phát triển chưa đầy đủ. Bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, bệnh nhân bị viêm túi mật và viêm tụy không nên uống sữa chua, nếu không sẽ dễ dẫn đến bệnh nặng hơn.

Sữa chua có thể sử dụng theo ý muốn

Sữa chua có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm, tạo ra hương vị mới mẻ. Nó phù hợp để sử dụng với các thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như bánh mì,… nhưng nếu sữa chua được ăn với các loại thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói, axit nitric trong thịt sẽ tạo thành nitrosamine với amin trong sữa chua. Nó là một chất gây ung thư và không được khuyến khích tiêu thụ.

Cách dùng sữa chua hiệu quả

Khi lạm dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Nhưng việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải trong khi dùng kháng sinh vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ đối nhau. Trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.

Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axit nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

Không nên ăn lúc đói: 

Không dùng sữa chua ngay trước bữa ăn bởi nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4 - 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc:

Các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua.

Không đun nóng sữa chua:

Sữa chua thường bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, vì vậy, để đảm bảo tác dụng của sữa chua và tránh trẻ bị viêm họng do quá lạnh, cần lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút. Trong trường hợp cần dùng gấp, có thể để làm ấm lên bằng cách đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60 - 80oC. Tuyệt đối không đun nóng sữa chua vì làm mất tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.

Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Khi mua, cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.

Duyen

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...