789

6 kiểu cha mẹ dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con

Thứ Hai, 22/04/2019 03:54 PM (GMT+7)

Cách nuôi dạy của phụ huynh có thể ảnh hưởng rất lớn đến trẻ về mọi mặt, từ cân nặng đến cảm xúc về bản thân. Các nhà nghiên cứu đã xác định bốn kiểu nuôi dạy con phổ biến: Độc tài; uy quyền nhưng thấu hiểu; dễ dãi, nuông chiều; không để tâm

cha-me-lam-hu-con

Độc tài

Bạn có thấy câu nào dưới đây giống mình không?

- Bạn tin rằng trẻ cần được trông nom nhưng không được lên tiếng.

- Khi nói đến quy tắc, bạn chỉ chấp nhận quy tắc do mình đặt ra.

- Bạn không xem xét cảm xúc của con.

Nếu bất kỳ câu nào trên đây đúng, bạn có thể là một phụ huynh độc tài. Bạn muốn trẻ tuân thủ các quy tắc mà không hề có ngoại lệ.

Cha mẹ độc tài thường nói "Bởi vì bố/mẹ bảo thế" khi đứa trẻ hỏi lý do đằng sau một quy tắc. Họ không quan tâm đến việc đàm phán, thương lượng với trẻ. Họ cũng không cho phép trẻ tham gia vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.

Cha mẹ độc tài thường trừng phạt thay vì tìm cách khác để uốn nắn con vào kỷ luật. Vì vậy, họ không tập trung dạy trẻ cách đưa ra lựa chọn tốt hơn mà muốn khiến trẻ cảm thấy có lỗi vì những sai lầm của chúng.

Trẻ em được nuôi dạy bởi kiểu cha mẹ này có xu hướng tuân theo quy tắc trong xã hội. Tuy nhiên, sự vâng lời được rèn giũa từ nhỏ đồng nghĩa với việc chúng nghĩ rằng ý kiến của mình không có giá trị, do đó lòng tự trọng không cao.

Mặt khác, chúng cũng có thể trở nên thiếu thân thiện và hung hăng. Chúng không nghĩ về cách thay đổi để trở nên tốt hơn trong tương lai mà bị dồn nén bởi cảm xúc tiêu cực với cha mẹ. Vì cha mẹ độc tài thường quá nghiêm khắc, con cái của họ có thể trở thành kẻ nói dối sành sỏi do muốn tránh bị trừng phạt.

Cha mẹ bảo bọc

Việc gì con cũng không cần làm, cha mẹ làm hết giúp con. Ở nhà thì lười nhác, quần áo không biết tự giặt, ăn xong cái chén cái tô quăng đó. Thậm chí tắm xong quần áo bẩn quăng luôn trong phòng tắm. Đụng đến thì kêu là để con học, mấy việc lặt vặt này cha mẹ làm được rồi.

Học cứ làng nhàng, thiếu điểm thì cha mẹ mua cho. Tốt nghiệp ra trường không cần đi xin việc, cha mẹ coi có người quen nào thì sẽ gởi gắm cho. Ra ngoài làm ăn có thua lỗ thì cũng chạy về nhà để cha mẹ bán cái nhà trả nợ cho con.

Con cái vì vậy mà thành người ỷ lại, hèn nhược, không đương đầu được sóng gió hay nghịch cảnh. Khó thành công tự thân, cha mẹ có việc gì thì đời con coi như cũng chấm dứt.

Cha mẹ dung túng

Việc gì thì con mình cũng đúng, nó không có lỗi, lỗi là của thiên hạ, của xã hội, nếu đã không đổ được cho ai nữa thì là lỗi của mình không dạy con.

Con ra đường đánh nhau với bạn, lập tức đổ lỗi cho bạn, còn con mình chỉ là tự vệ. Con mình học thua bạn bè thì nói với con là do tụi nó quay bài, nhà nó nhiều tiền, chứ điểm của con phải cao hơn tụi nó.

Thậm chí con đi cướp của, chặt tay người ta thì vẫn gào lên trước tòa rằng "ai biểu thằng đó đeo nhẫn kim cương đi SH chi cho người ta cướp". Con mình hiếp dâm người khác thì bảo "do con đó ăn mặc hở hang".

Con cái sau này sẽ trở thành những người vô trách nhiệm và không bao giờ nhận ra cái sai của bản thân.

Cha mẹ bạo lực

Luôn mắng chửi con bằng những ngôn từ thậm tệ, thô tục, đồng thời đánh đập con, dùng vũ lực để dạy dỗ và lúc nào cũng nghĩ ra những trò tra tấn con mình mới hơn để con sợ.

Hết chửi con thậm tệ rồi đánh bằng tát tai, bằng cây, bằng roi vọt cho đến khi nghĩ ra trò bắt chúng quỳ gối trên vỏ sầu riêng... đều là những trò như tra tấn trẻ con từ tinh thần đến thể xác.

Lớn lên, những đứa con lại sẽ trở thành người chuộng bạo lực.

Không để tâm

Những câu dưới đây có phải đang mô tả bạn hay không:

- Bạn không hỏi con về trường học hoặc bài tập về nhà.

- Bạn hiếm khi biết con đang ở đâu hoặc cùng ai.

- Bạn không dành nhiều thời gian với con.

Nếu đúng, bạn có thể là một phụ huynh ít để tâm đến con. Kiểu cha mẹ này có khuynh hướng không nắm được những gì con họ đang làm, ít đặt ra quy tắc. Trẻ có thể không nhận được nhiều sự chú ý và hướng dẫn từ cha mẹ.

Thông thường, cha mẹ không để tâm mong đợi trẻ tự phát triển. Họ không dành nhiều thời gian hoặc tâm sức để đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ.

Họ bỏ bê con cái nhưng không phải lúc nào cũng do có chủ ý. Ví dụ, một phụ huynh có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể không có khả năng chăm sóc nhu cầu thể chất hoặc tinh thần của trẻ trên cơ sở nhất quán. Đôi khi, họ thiếu hiểu biết về sự phát triển của trẻ hoặc đơn giản là quá bận rộn với việc kiếm tiền hoặc quán xuyến gia đình.

Trẻ em được nuôi dạy theo cách này thường phải vật lộn với các vấn đề về lòng tự trọng. Chúng có xu hướng học kém ở trường, thường xuyên gặp vấn đề về hành vi và xếp hạng thấp về hạnh phúc.

Cha mẹ ái kỷ

Là những phụ huynh yêu bản thân mình hơn con cái. Luôn muốn con làm cái này, cái kia vì "nghĩ rằng" con sẽ vui sẽ hạnh phúc, nhưng lại không hỏi coi con mình có thật sự muốn làm, có hạnh phúc khi làm hay không. Thật ra, cha mẹ chỉ là vì bản thân thấy vui, thấy hạnh phúc nên nghĩ rằng con cũng sẽ hạnh phúc và bắt làm theo.

Cha mẹ ước mơ bản thân thành bác sĩ kỹ sư không được nên bắt con phải thành bác sĩ kỹ sư. Cha mẹ muốn làm giàu không được nên muốn con phải giàu... Con vì vậy mà sống tiếp cuộc đời mà cha mẹ ước mơ dang dở chứ không hề sống cuộc đời của riêng con.

Ông bà dạy, "sinh con rồi mới sinh cha" là có con rồi người ta mới ý thức và học hỏi để làm cha mẹ cho tốt. Đầu độc một đứa trẻ là hủy hoại một cuộc đời.

Hãy là cha mẹ văn minh!

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...