7 kiểu nuôi dạy con độc đáo trên thế giới

Thứ Bảy, 23/03/2019 02:24 PM (GMT+7)

Làm cha mẹ không có quy tắc chung nào và nguyên tắc nuôi dạy con thay đổi theo từng nền văn hóa. Ở nơi này đánh con là tội phạm, nhưng ở nơi khác, một trận đòn được coi là để chỉnh sửa các hành vi xấu.

Empty

Dưới đây là 7 cách nuôi con độc đáo từ các nước khác nhau trên thế giới. Bạn có thể học theo, hoặc có thể chia sẻ cách nuôi con của riêng mình với nhiều ông bố bà mẹ khác.

1. Học tính tự lập từ khi còn nhỏ

Ở Nhật Bản, trẻ 6 tuổi đã đi bộ đến trường và chạy đi mua sắm đồ lặt vặt cho bố mẹ ngay cả ở thành phố đông đúc như Tokyo. Tỉ lệ tội phạm ở quốc gia này rất thấp nên bố mẹ không cần phải đi theo giám sát con của mình.

Trẻ em Nhật không cần người đi cùng đến trường. Trường học của Nhật cũng không cần người dọn dẹp. Từ khi học lớp Một, các học sinh Nhật đã quét lớp, lau hành lang và làm sạch nhà vệ sinh của trường

2. Trẻ ngủ ngoài đường (ngay cả trong mùa đông)

Trẻ em Scandinavi được nuôi dưỡng trên nền tảng “friluftsliv” hay “sống ngoài trời”. Không có gì lạ nếu bạn thấy những đứa trẻ sơ sinh ngủ trưa ngay trong xe đẩy bên ngoài trời, không có người giám sát, ngay cả trong mùa đông.

Một số cha mẹ người Scandinavi sống tại Mỹ đã bị bắt vì thói quen tương tự này, tờ thời báo New York đưa tin. Thế nhưng nhiều phụ huynh Bắc Âu tin rằng, việc ngủ trưa ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

3. Dạy đi vệ sinh từ nhỏ

Trẻ em Trung Quốc được dạy để đi vệ sinh theo tiếng còi của bố mẹ, đôi khi từ lúc chúng mới chỉ vài tháng tuổi. Rất nhiều trẻ đã thành thạo ngồi bô ở tuổi lên 2.

4. Dành ít thời gian trong lớp

Empty

Học sinh Phần Lan được đánh giá là những học sinh thông minh nhất thế giới – họ luôn đứng top đầu của bảng xếp hạng OECD về toán học, khoa học, và đọc. Thế nhưng trẻ em Phần Lan lại đi học muộn, ở tuổi lên 7. Bảy năm đầu đời được coi là giai đoạn sáng tạo mà trẻ em chỉ dành thời gian để chơi và vận động thể chất. Bài tập về nhà cũng rất ít trong khi kì nghỉ kéo dài đến 11 tuần nhưng hệ thống giáo dục của Phần Lan luôn được xếp hạng tốt nhất thế giới.

5. Dành nhiều thời gian đi du lịch thế giới

Có một truyền thống lâu đời ở Anh và nhiều quốc gia khác là dành một năm trống giữa trung học và đại học để đi du lịch. Một thống kê năm 2017 đã cho thấy rằng ở Anh, 230 nghìn sinh viên giữa tuổi 18 và 25 đã dành một năm này để đi du lịch, làm việc và làm tình nguyện.

6. Trẻ em và người lớn ăn cùng một loại thức ăn

Ở Ý, trong bữa ăn tối, cả trẻ em cũng được nhấm nháp một ly rượu vang đỏ như cha mẹ của mình. Rượu và các quy tắc uống rượu có chừng mực được dạy cho trẻ từ tiểu học. Bọn trẻ được học về văn hóa rượu vang của đất nước mình ở tuổi lên sáu.

Trong khi trẻ em Ý được nuôi dạy trở thành những người uống rượu có trách nhiệm, trẻ em Pháp lại được nuôi dưỡng trở thành những người sành ăn. Trẻ em Pháp ăn cùng bữa ăn với bố mẹ, với lượng dinh dưỡng tương đương.

7. Nuôi dạy cộng đồng

Ở rất nhiều nơi trên lục địa châu Phi, toàn bộ gia đình và dòng họ đều chung trách nhiệm nuôi dạy một đứa trẻ, thậm chí cả những người không có quan hệ ruột thịt cũng sẵn sàng giúp đỡ. Rất nhiều bà mẹ cho trẻ không phải con mình bú. Thậm chí tại bộ tộc Aka Pygmy ở Trung Phi, đàn ông cũng cho trẻ “bú”, tờ Guardian của Anh cho biết.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....