8 việc cần làm trước khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

Thứ Năm, 22/08/2019 06:55 AM (GMT+7)

Hãy thực hiện các công việc cần làm sau đây để sẵn sàng về mặt thể chất để chào đón bé yêu.

truoc-khi-co-thai

1. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc khiến việc có thai của bạn và bạn đời khó khăn hơn. Những người đàn ông hút thuốc có lượng tinh trùng thấp hơn và có tinh trùng dị dạng.

Phụ nữ mang thai hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn, bé có thể bị sinh non hoặc yếu cân, vốn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) của bé cũng tăng nếu bạn sử dụng thuốc lá.

Và mặc dù thuốc lá điện tử có thể ít độc hại hơn, chúng vẫn chứa nicotin, chất ngăn chặn não và phổi của bé phát triển theo hướng đáng lẽ ra nên. Vậy nên, hãy ngừng sử dụng thuốc lá điện tử.

2. Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hoặc thiếu cân đều khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Bạn có cân nặng trước khi mang thai càng gần chuẩn bao nhiêu, nguy cơ gặp những vấn đề như tiểu đường và cao huyết áp càng thấp. Nó cũng kéo thấp nguy cơ bé sinh non, mắc phải dị tật ống thần kinh hoặc phát triển lớn hơn mức bình thường bên trong cơ thể mẹ.

Bạn nên nắm chắc và hiểu rõ chỉ số BMI bản thân và cân nặng chuẩn cho điều kiện thể chất của bạn. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được mục tiêu, tương tự như áp dụng một chế độ ăn hầu hết là rau quả, đạm nạc, sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tham vấn ý kiến chuyên môn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn lành mạnh.

3. Bổ sung vitamin

Trước kia các bác sĩ thường khuyên phụ nữ uống acid folic ngay khi họ mang thai, nhưng ngày nay, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống vitamin chứa 400 microgram acid folic trước khi bạn có em bé. Chất dinh dưỡng thiết yếu này ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh khi bé đang phát triển.

Hãy kiểm tra xem loại vitamin trước khi mang thai bạn đang sử dụng có chứa DHA hay không. A xít béo omega-3 hỗ trợ cho sức khỏe của bé khi bạn mang thai. Bạn cần 200 miligram DHA mỗi ngày suốt thai kì. Một số loại vitamin uống trước khi mang thai có chứa DHA, nhưng không phải loại nào cũng có. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ có nên uống thêm một loại thuốc bổ DHA riêng không nhé!

Bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thêm vitamin D, nếu định lượng vitamin D của bạn thấp, bạn có thể gặp vấn đề mang thai lần đầu.

4. Kiểm tra tiền sử gia đình

Có bất kì thành viên nào trong gia đình bạn có con sinh ra mắc phải các dị tật bẩm sinh, tiểu đường, động kinh hoặc vấn đề phát triển không? Đây là lúc kiểm tra và thông báo cho bác sĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các xét nghiệm mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn. Nếu gia đình bạn hoặc bạn đời đã có tiền sử với hội chứng nào, một xét nghiệm máu có thể cho thấy liệu bạn và bạn đời có mang gen gây bệnh không và nguy cơ di truyền cho bé.

5. Ngừng sử dụng chất kích thích và cồn

Chất kích thích bất hợp pháp như cocain và methamphetamine chứa các chất hóa học gây hại trong thời gian kế hoạch

Chất kích thích bất hợp pháp như cocain và methamphetamine chứa các chất hóa học gây hại trong thời gian kế hoạch. Điều này cũng đúng với cần sa, mặc dù nó hợp pháp ở một số bang của Hoa Kì.

Ví dụ như nam giới hút cỏ có lượng tinh trùng thấp trong nhiều tuần sau khi ngừng sử dụng. Phụ nữ hút cỏ có giai đoạn khó mang thai hơn những người không sử dụng.

Sử dụng nhiều cồn (tám chai hoặc hơn một tuần hoặc 4 chai cùng một lúc) cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Vẫn chưa rõ liệu việc thỉnh thoảng uống bia hoặc làm một ly rượu có ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ hay không, nhưng chuyên gia khuyến cáo an toàn nhất là ngừng uống cồn hoàn toàn khi bạn đang cố gắng thụ thai. Không có lượng cồn nào là an toàn cho một đứa trẻ đang phát triển, chưa kể bạn có thể không biết mình đang có thai trong vài tuần hoặc vài tháng.

6. Ngừng uống cà phê

Uống hơn 500 miligram caffeine (3-4 ly) mỗi ngày có thể khiến bạn gặp khó khăn khi cố gắng thụ thai. Một nghiên cứu phát hiện phụ nữ và bạn đời uống nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày trong nhiều tuần trước khi có thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Trong khi đó, lượng nhỏ caffeine mỗi ngày có thể không gây hại.

7. Thăm khám với bác sĩ

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết khi bạn muốn bắt đầu cố gắng mang thai. Càng có nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ càng có thể tối ưu hóa chúng trước khi mang thai và làm giảm ảnh hưởng lên em bé”.

Bác sĩ cũng cần biết tất cả các loại thuốc và thuốc bổ bạn đang uống, bao gồm thuốc được kê đơn và bất kì loại thuốc nào bạn mua tại quầy. nếu có loại nào có thể gây rủi ro cho thai nhi của bạn, bác sĩ có thể đề nghị những loại khác nếu cần.

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết khi bạn muốn bắt đầu cố gắng mang thai

8. Đừng quá tin vào Bác sĩ Google

Thật dễ dàng để tìm kiếm các câu trả lời nhanh gọn trên mạng cho bất kì câu hỏi nào bạn đang quan tâm, tuy nhiên, Internet trên mạng có rất nhiều “huyền thoại” liên quan đến việc mang thai và chăm sóc trước khi sinh, Nhiều ý kiến được gây ra bởi cơn bão truyền thông xã hội có thể nhanh chóng biến chuyện hoang đường thành thực tế.”

Trước khi ghi nhớ nằm lòng những điều đọc được trên mạng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn chính xác nhất.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....