Ăn gì để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở người già

Thứ Năm, 22/08/2019 11:00 AM (GMT+7)

Bạn nên biết rằng không chỉ trẻ em bị suy dinh dưỡng mà ở người lớn tuổi cũng có khả năng bị suy dinh dưỡng. Vậy ăn gì để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở người già?

Người cao tuổi cũng rất dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng đấy. Vì thế bạn tham khảo cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở người già dưới đây nhé.

iStock_000016532399XSmall

cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở người già

1. Nên sử dụng các loại ngũ cốc và tinh bột như cơm, bún, mì, khoai… Các loại khoai củ vừa dễ tiêu hóa lại giàu chất xơ chống táo bón. Chọn gạo dẻo, không mốc, không xát quá trắng. Nếu có thể chọn gạo đỏ (gạo lức) là tốt nhất.

2. Tránh uống nước, uống thuốc trước khi ăn vì mau no bụng.

3. Tránh thực phẩm gây ra nhiều hơi như bắp cải, đậu, nước ngọt có hơi, cà phê.

4. Nên tìm bạn ăn cùng cho vui: ăn chung với người thân trong gia đình, đến ăn tại các trung tâm cao niên…

5. Không bỏ bữa.

6. Năng vận động để cơ thể thích nghi khẩu vị.

7. Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Người hay bị khô miệng thì ăn nhiều canh, nước sốt. Khó khăn khi nhai với răng giả thì có thể dùng thực phẩm băm nhỏ, nấu thịt nhỏ lửa lâu hơn để thịt mềm…

7. Không ăn nhiều quá cùng một lúc để tránh buồn nôn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.

8. Tránh đồ mỡ béo, mỡ động vật, nên thay thế bằng dầu thực vật. Hạn chế thực phẩm từ đường mía, bánh kẹo, nước ngọt…

9. Thêm gia vị vào thực phẩm để tăng sức quyến rũ khẩu vị. Ăn ít muối, không nên thường xuyên ăn mắm và mỗi lần chỉ nên ăn một lượng rất ít.

10. Nên ăn cá, vì cá chứa nhiều đạm dễ tiêu hoá lại có thêm một số axit béo cần thiết cho cơ thể. Cụ thể là: 1 tuần có 7 ngày thì ít nhất nên có 3 ngày ăn cá. Tăng nguồn đạm thực vật như đậu hũ, sữa đậu nành, đậu đũa, đậu hà lan, đậu cove…

11. Nên uống nước thường xuyên dù không khát nhất là vào mùa nóng.

12. Nên ăn trái chín cây để bổ sung vitamin. Các loại trái cây thích hợp là chuối, đu đủ, cam, bưởi, thanh long… vì mềm, dễ nhai nuốt lại giàu chất xơ chống táo bón.

13. Uống nước trà, trà xanh, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh, rau gia vị (hành, hẹ, rau thơm), ăn các củ gia vị (tỏi, gừng, riềng, nghệ)… sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và các chất chống ôxy hóa.

14. Bổ sung canxi để chống loãng xương. Thực phẩm giàu canxi phù hợp nhất là sữa và nên uống loại sữa ít béo, không đường, khoảng 1-2 ly mỗi ngày. Sữa chua cũng rất tốt vì vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa boạt động tiêu hóa nhưng nên chọn loại sữa chua ít đường.

Nguồn: Blogsuckhoe

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...