789

Ăn mặn khiến đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ "đón"già nua

Chủ Nhật, 05/05/2019 06:16 AM (GMT+7)

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Muối ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thế nhưng việc ăn nhiều muối lại là những nguyên nhân gây nhiều bệnh

muoi

Ăn muối nhiều làm tinh trùng suy giảm

Muối rất cần trong bữa ăn, nhưng khoa học đã chứng minh nếu ăn muối quá nhiều có thể gây bệnh tim, xơ gan, tai biến, loãng xương… Đặc biệt đàn ông ăn muối quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.

Đàn ông ăn quá nhiều muối lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu tăng đến viêm cầu thận, dẫn đến suy thận. Với đàn ông, thận có nhiệm vụ điều hòa hormone sinh dục androgen - giúp hình thành các đặc điểm nam tính và duy trì hoạt động tình dục. Khi lượng hormone mất cân bằng, đàn ông có thể bị giảm ham muốn tình dục.

Đàn ông mắc các bệnh viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý như: mệt mỏi khi “yêu”, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, thậm chí có thể gây vô sinh. Vì vậy nam giới nên giảm ăn muối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật và tử vong sớm.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội), các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều bệnh nhân sỏi thận khi kiểm tra đều có dấu hiệu thừa muối do có thói quen ăn mặn so với người bình thường.

Phụ nữ cũng hay ăn quá mặn, với những món chứa nhiều muối - là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa sớm, da mất độ ẩm, dẫn tới da khô ráp, xỉn màu. Ăn nhiều đồ mặn cũng làm tăng nguy cơ thâm quầng mắt, nổi mụn, cao huyết áp và mắc một số bệnh về tim mạch.

Vì vậy phụ nữ cần chú ý cách ăn uống, giảm tối đa lượng muối trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung đầy đủ 2 lít nước/ngày cho cơ thể.

Ngoài những tác hại trên, ăn mặn còn gây ra các bệnh như;

Cao huyết áp

Hấp thụ một lượng muối nhiều hơn mức cần thiết trong mỗi bữa ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Nguyên nhân là do chất Natri sẽ hút nước từ thành của động mạch vào trong mạch máu, làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.

Huyết áp cao có thể ủ bệnh tới 15 đến 20 năm mà không hề có bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Hệ lụy của cao huyết áp rất dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh thận, đau tim, đột quỵ…

Một trong những cách để tránh bệnh cao huyết áp là hãy ăn lượng muối vừa phải. Tăng cường ăn rau và hoa quả để tăng lượng kali, vốn có tác dụng giảm cao huyết áp.

Hại tim

Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.

Hại thận

Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Đầy hơi và đau bụng

Muối dư thừa tích tụ chất lỏng trong cơ thể, đầy hơi ở bụng. Tác động này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Lớp dịch tích tụ sẽ làm tăng khối lượng máu và gây áp lực nặng nề hơn lên tim, gây rủi ro cho những người bị huyết áp cao.

Sưng phù chân tay

Ăn quá mặn sẽ gây tích tụ chất lỏng ở tay và bàn chân, gây sưng phù hơn so hơn bình thường. Trong y học, nó còn được gọi là phù nề, rất có hại với những người bị bệnh thận hoặc huyết áp cao.

Xương yếu

Lượng muối thừa gây thất thoát canxi ở xương qua đường nước tiểu, khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Phụ nữ bước vào giai đoạn sau mãn kinh càng cần tránh ăn quá nhiều muối.

Cách hạn chế ăn mặn

Trong thực tế, lượng muối sẵn có trong nhiều loại thức ăn và đồ uống, bạn nên thực hiện các chế độ ăn giảm độ mặn thích hợp.

- Bạn nên giảm bớt gia vị mặn trong các bữa ăn hàng ngày. Bình thường, chúng ta ăn 4.000-6.000mg natri, tương đương với 15 g muối. Vậy nên giảm xuống còn 6-10 g, giống với chế độ muối dành cho người cao huyết áp.

- Giảm lượng gia vị mặn không chỉ có muối mà còn có nước mắm, xốt tương hột, muối tiêu, bột canh… Đồng thời cũng hạn chế các thức ăn mặn như tương, chao, mắm các loại, dưa cà muối, trứng muối, cá khô và các thức ăn chế biến sẵn như cháo, mì ăn liền, giò chả. Bằng cách này, bạn có thể giảm 3-5 g muối/ngày.

- Trong quá trình nấu, bạn nêm gia vị cho món ăn vừa đủ để làm sao khi ăn không cần chấm mắm hoặc muối. Không nên để đĩa muối hoặc bát mắm trên bàn ăn khi chẳng có món nào cần phải chấm, như vậy sẽ làm giảm thói quen ăn mặn của bạn.

- Đối với trẻ nhỏ, nên tập cho chúng cách rưới nước chấm, nước xốt khi ăn cơm. Đó cũng là thói quan ảnh hưởng lớn đến việc ăn mặn hay nhạt của trẻ sau này.

- Các món xào nấu, càng hạn chế dùng muối càng tốt. Loại đồ ăn nào đã chứa muối thì không cần thiết thêm gia vị mặn nữa.

Vài biểu hiện cơ thể nhiều muối:

- Buổi sáng thức dậy thấy có cảm giác nặng nề do giữ nước.

- Thường xuyên cảm thấy háo nước dù uống rất nhiều.

- Khi làm xét nghiệm thành phần muối trong cơ thể cho kết quả cao hơn mức bình thường rất nhiều.

Mỗi người chỉ nên tiêu thụ 3-6g muối/ ngày (khoảng 1.200 - 2.000 microgram Natri). Nếu vượt ngưỡng này, có thể ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh.

Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hiệu quả, hãy học cách “cân, đong, đo, đếm” lượng natri thu nạp vào cơ thể hàng ngày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Mỗi ngày chỉ nên bổ sung từ 1.100-3.300mg Natri. Còn theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối.

Giảm muối hàng ngày để có thể làm giảm 23% nguy cơ bị đột quỵ và 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bước vào tuổi 40. Muốn vậy cần hạn chế cần kiểm soát việc thu nạp muối vào cơ thể hàng ngày như sau:

- Hạn chế nhóm thực phẩm snack chứa nhiều muối như snack khoai tây, các loại hạt, bơ, bánh quy xoắn; và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác (như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá đông lạnh...). Hạn chế các loại hạt, bơ, bánh quy xoắn; bánh quy, bánh mì…

- Hạn chế các món thịt xông khói, nước mắm, mắm kho quẹt, cá khô… rất hấp dẫn nhưng chứa rất nhiều muối.

- Các thực phẩm không có vị mặn như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa tưởng không có muối, nhưng sau các công đoạn chế biến chúng chứa lượng muối đáng kể.

- Hạn chế các món ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà… vì chứa hàm lượng muối khá cao; Không nên trữ các thức ăn mặn trong nhà như cá khô, dưa muối, chanh muối…

- Hạn chế đi ăn bên ngoài để kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể vừa đủ.

Cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối dùng hàng ngày là tự chế biến món ăn hàng ngày, cố gắng giảm lượng muối xuống dưới 6g muối/ngày.

Thực phẩm giúp giảm lượng muối dư thừa trong cơ thể

- Nên ăn đồ luộc nhưng hãy kiêng nước chấm mặn có muối.

- Nên ăn thực phẩm tươi sống tự chế biến, thay vì đồ ăn chế biến sẵn, như thế mới có cơ hội cắt giảm lượng muối.

- Nên ăn sữa chua vì hấp thụ vào máu giúp giảm lượng muối dư thừa.

- Nên ăn cá vì giàu Kali, giảm huyết áp, giảm lượng muối (khi chế biến thức ăn Kali bị mất và tăng hàm lượng muối), nên bổ sung thêm Kali sẽ giảm lượng muối đáng kể.

- Quả mơ khô, chuối, khoai tây nướng cả vỏ là thực phẩm tốt nhất giúp giảm bớt muối trong cơ thể.

- Các chất xơ như rau xanh, cùng hoa quả, bánh mì, lúa mì… giúp cắt giảm đáng kể muối trong cơ thể, tăng cường hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.

- Đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm để tránh đồ ăn nhiều thành phần muối Natri.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...