789

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thứ Ba, 23/10/2018 10:21 PM (GMT+7)

Những cơn ho khi mang thai ít nhiều đều khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và mất sức. Vậy liệu bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Những cơn ho khi mang thai ít nhiều đều khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và mất sức. Vậy liệu bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên yếu hơn rất nhiều do sức đề kháng bị suy giảm, chị em dễ “nhạy cảm” với các loại vi-rút, vi khuẩn, đặc biệt là khi môi trường sống hiện nay ngày càng ô nhiễm.

Chính bởi vậy, khi có các dấu hiệu bất thường nảy sinh trong thai kỳ đều khiến chị em lo lắng. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không cũng là băn khoăn của nhiều người.

Ho nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Ho là một triệu chứng của rất nhiều căn bệnh với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, khi bị ho chị em thường nghĩ ngay tới việc bị viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh… hay gặp ở mẹ bầu.

ba-bau-bi-ho-co-anh-huong-den-thai-nhi-be9cb79650323c9e5801de43fe19070f2fba791b_l-1508405674-width640height427

Mỗi lần ho, dù nặng hay nhẹ, cả cơ thể của mẹ sẽ đều rung chuyển và thai nhi cũng chuyển động theo. Những cơn ho mạnh, kéo dài đôi khi khiến mẹ bầu có cảm giác bị căng cứng bụng. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị ho mà chị em không thể kiềm chế được, cách tốt nhất là dùng tay đỡ bụng dưới, bạn sẽ thấy thoải mái hơn vì có cảm giác bé yêu được bảo vệ.

Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng không nên chủ quan khi những cơn ho không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi ho nhiều sẽ tác động tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,…Nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì lúc nào bé chưa phát triển ổn định.

Việc ho nhiều cũng khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Vào cuối thai kỳ, khi bé yêu đã khá lớn, khi mẹ ho có thể sẽ xuất hiện tình trạng són tiểu không kiểm soát, rất khó chịu. Do vậy, chị em mang bầu khi bị ho, tùy vào mức độ, nguyên nhân bị ho cần điều trị, tránh để kéo dài gây biến chứng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Bà bầu bị ho cần lưu ý gì?

- Khi bị ho, việc đầu tiên mẹ bầu cần nhớ là không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc tây hay thuốc nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Còn nếu đã được chỉ định sử dụng thuốc ho dành cho phụ nữ mang thai, chị em cần tuân thủ uống thuốc đúng liều, khám lại định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả.

ba-bau-bi-ho-co-anh-huong-den-thai-nhi-dry-cough-during-pregnancy-1508405519-width640height480

- Nếu ho không kèm theo dấu hiệu sốt, đau tức ngực, có đờm, khó thở thì không nhất thiết phải uống thuốc. Mẹ bầu có thể sử dụng một số phương pháp dân gian chữa ho cho bà bầu an toàn như uống nước mật ong chanh đào, trà gừng mật ong, uống nước củ cải trắng…

- Mẹ bầu bị ho thường rất mệt mỏi vì vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người. Sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.

- Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...