Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm đến thai nhi không?

Thứ Tư, 07/11/2018 11:20 AM (GMT+7)

Bà bầu bị ngứa vùng kín là tình trạng nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm lý của các mẹ bầu mà còn có thể để lại tác động xấu cho đứa trẻ.Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và kì diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ.

Bà bầu bị ngứa vùng kín là tình trạng nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm lý của các mẹ bầu mà còn có thể để lại tác động xấu cho đứa trẻ.Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và kì diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi về cơ thể cũng khiến mẹ bầu gặp phải không ít phiền toái, điển hình trong số đó là tình trạng vùng kín bị ngứa. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không và phải làm thế nào để trị dứt điểm hiện tượng này?

NGUYÊN NHÂN NGỨA VÙNG KÍN KHI MANG THAI

Bà bầu vị ngứa vùng kín thường do các nguyên nhân tiêu biểu như:

- Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

- Do viêm nhiễm âm đạo

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, đa số mẹ bầu sẽ bị nhiễm âm đạo với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín.

1_17786

- Độ pH tại âm hộ - âm đạo có sự thay đổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ - âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều nên dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

- Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không may bị trĩ thì nguy cơ bị ngứa vùng kín là tương đối cao.Một số nguyên nhân khác như:

- Mẹ bầu ra nhiều mồ hôi khiến cho những vị trí như dưới háng khó chịu, ẩm ướt, từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy tại vùng kín.

- Trong những tháng cuối, khi kích thước thai nhi lớn lên sẽ dẫn đến hiện tượng rạn da. Tình trạng căng giãn này gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng háng, vùng mu, bụng, tay, chân, mông hoặc đùi...

- Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng) xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.

- Ngứa vùng kín khi mang thai có thể do mẹ bầu mắc các bệnh xã hội nguy hiểm, có thể kể đến như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục...

BÀ BẦU BỊ NGỨA VÙNG KÍN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng ngứa vùng kín vì nếu không xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:

- Vùng kín bị tổn thương;

- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác;

ba-bau-nen-an-trung-vit-lon-nhu-the-nao-khi-mang-thai-images662009antrungvitlonmangthavn3_bc23b-1502792393-width480height341

- Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai;

- Các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.

Vì vậy khi bị ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

MẸO TRỊ NGỨA VÙNG KÍN BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG CHO BÀ BẦU

Nếu chỉ ở mức độ ngứa nhẹ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng lá trầu không dưới đây:

Chuẩn bị:

- Khoảng 15 lá trầu không;

- Nồi nước khoảng 3 lít;

- Một cái chậu.

Thực hiện:

- Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất trên lá.

- Cho lá trầu vào nồi nước và đun khoảng 20 phút.

- Đổ cả nồi nước ra chậu cho bốc hơi bớt.

- Khi nước vừa đủ bốc hơi nhẹ, không quá nóng, mẹ hãy ngồi lên ghế có lỗ hõm ở giữa và xông.

- Sau khoảng 10 phút xông, mẹ lấy nước. trầu không này vệ sinh vùng kín. Dùng nước dội từ trên xuống và dùng tay vuốt từ trước ra sau. Nên nhớ chỉ rửa, tuyệt đối không thụt rửa.

- Mỗi tuần, mẹ chỉ cần làm 2-3 lần.

NHỮNG LƯU Ý MẸ BẦU CẦN BIẾT KHI BỊ NGỨA VÙNG KÍN TRONG THAI KỲ

Khi bị ngứa vùng kín khi mang thai, các mẹ bầu cần nhớ:

- Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi;

- Hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng;

- Tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh;

- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D...

- Uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày;

- Hạn chế ăn đồ ngọt.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...