789

Bà bầu bị ra máu nâu có nguy hiểm không?

Thứ Năm, 18/10/2018 10:50 AM (GMT+7)

Đa số các bà bầu đều bị ra máu nâu khi mang thai, điều này khiến họ hết sức hoảng sợ. Vậy ra máu nâu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Tại sao bà bầu bị ra máu nâu?

Theo các bác sĩ, khi mang thai bị ra máu nâu không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm, nhưng nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý bà bầu. Dưới đây là một số lý do bà bầu bị ra máu nâu:

- Chảy máu niêm mạc; khi mang thai, lớp niêm mạc tử cung dễ bị tổn thương, bong tróc do hàm lượng hormone này bị đẩy lên cao. Vì vậy, ra máu nâu do bong tróc niêm mạc là hiện tượng bình thường ở giai đoạn đầu thời kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi để phòng trường hợp chảy máu do nguyên nhân khác.

- Phôi làm tổ: quá trình làm tổ của phôi vào tử cung có thể gây bong nhẹ lớp niêm mạc. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra từ 2 – 5 ngày và chỉ là chảy máu nhẹ.

ra-dich-mau-nau-khi-mang-thai-9-tuan-la-binh-thuong-hay-dau-hieu-nguy-hiem-2

Bà bầu bị chảy máu nâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Nhiễm trùng âm đạo hay cổ tử cung.

- Mất một thai nhi khi mang song thai: khi sẩy thai, tất nhiên mẹ bầu sẽ bị ra máu và mẹ phải hết sức lưu ý để giữ em bé còn lại.

- Tụ máu nhau thai (còn gọi là tụ dịch màng nuôi): hiện tượng ra máu do tụ máu nhau thai phụ thuộc vào tuổi mẹ (thường xảy ra ở những mẹ bầu trên 35 tuổi) với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu…

- Thai ngoài tử cung: ngoài chảy máu nâu, thai ngoài tử cung còn có rất nhiều dấu hiệu khác như đau nhói vùng bụng, chuột rút dữ dội… Thai ngoài tử cung có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ nếu không được phát hiện sớm.

- Sảy thai: nếu thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 thì được gọi là sẩy thai. Mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu chảy máu tươi kèm theo chất nhầy màu nâu.

- Động thai, dọa sẩy thai: chảy máu nâu, đau bụng, mỏi thắt lưng, thai sa xuống thấp hay bị kích ngược lên trên… là những dấu hiệu của động thai hay dọa sẩy thai.

Cách phòng tránh khi bà bầu bị ra máu nâu

Theo thống kê, có khoảng 20 – 30% mẹ bầu bị ra máu nâu khi mang thai và không phải trường hợp nào cung nguy hiểm. Điều quan trọng nhất là phải báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra và giải quyết kịp thời.

Đối với mẹ bầu, khi thấy xuất hiện máu nâu cần phải: theo dõi lượng máu ra hàng ngày qua băng vệ sinh; cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; làm xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone; siêu âm kiểm tra tim thai; đến ngay cơ sở y tế nếu thấy đau bụng dưới, chảy máu nghiêm trọng, chóng mặt, đau đầu, sốt cao…

20171124_051858_479103_thai-4-tuan-tuoi-co-h.max-600x600

Để phòng tránh tình trạng ra máu nâu trong thời kỳ mang thai thì cần cần khám và  siêu âm thai định kỳ để phát hiện, xử lý sớm các vấn đề của thai kỳ. Khám phụ khoa trước và trong thai kỳ nhằm phát hiện những bệnh lý phụ khoa để điều trị kịp thời.

Khi có dấu hiệu ra máu nâu khi mang thai, mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân của hiện tượng này để luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ lịch khám thai định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...