Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Thứ Tư, 21/11/2018 11:13 AM (GMT+7)

Các xét nghiệm khi mang thai rất quan trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm thai... sẽ đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn hơn.

Các xét nghiệm khi mang thai rất quan trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm thai... sẽ đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn hơn. Nó giúp kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ cũng như tầm soát một số bệnh đặc thù.Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt 9 tháng thai kỳ, bạn nên thực hiện rất nhiều xét nghiệm thai. Tuy chỉ cần làm các xét nghiệm cần thiết khi mang thai, nhưng việc hiểu được mục đích cũng như quá trình rất quan trọng.

Đây là tiền đề để bạn quyết định, liệu những xét nghiệm sau có thực sự cần thiết.

cac-xet-nghiem-khi-mang-thai-3

Những xét nghiệm trước khi mang thaiĐây là các xét nghiệm khi mang thai cần thiết giúp mẹ chuẩn bị đầy đủ sức khỏe cho thai kỳ sắp tới.

Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh (Rhesus)

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người chúng ta có đến 30 hệ nhóm máu khác nhau nhưng quan trọng nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cấu và kháng thể trong huyết thanh của người đó.

Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu A, B, O, AB và hệ Rh có chủ yếu 5 nhóm D, C, E trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất.Những người phụ nữ mang thai luôn được kiểm tra nhóm máu hệ ABO và hệ Rh. Nếu mẹ có nhóm Rh âm và thai nhi có nhóm Rh dương (không hòa hợp hệ Rh), thì cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể Anti D tấn công và phá hủy hồng cầu thai nhi.

Tai biến thường hiếm khi xảy ra ở lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, những lần mang thai sau đó có thể xảy ra những tai biến rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và thai nhi.

Tầm soát công thức máu của mẹ bầu

Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.

Bên cạnh đó, các xét nghiệm khi mang thai cần thiết còn bao gồm xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.

Xét nghiệm viêm gan B

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan đối với thai nhi. Và nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.

cac-xet-nghiem-khi-mang-thai-7

Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.

Xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn, đứa trẻ sinh ra mắc bệnh chỉ khi cả bố và mẹ là người mang gen bệnh.

Như vậy, người mang gen Thalassemia hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh nếu kết hôn với người không mang gen. Quy trình xét nghiệm phát hiện người mang gen Thalassemia có thể thực hiện theo từng bước:

Bước đầu tiên là thực hiện tổng phân tích tế bào máu với chi phí xét nghiệm không đáng kể; Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sỹ sẽ chỉ định bước xét nghiệm

Thứ hai là định lượng thành phần huyết sắc tố, sau đó có thể cân nhắc làm xét nghiệm sinh học phân tử để xác định đột biến gen.

Trong trường hợp hai người cùng mang gen kết hôn thì với các biện pháp chẩn đoán trước sinh (như chẩn đoán di truyền trước khi chuyển phôi hoặc chẩn đoán trên tế bào ối) vẫn sẽ có những đứa trẻ không mang bệnh Thalassemia ra đời.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....