Bà bầu có ăn được cà pháo không?

Thứ Tư, 02/09/2020 03:09 PM (GMT+7)

Đến ngày nay, cà pháo vẫn là món ăn rất “đưa cơm” của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tin đồn lan truyền rằng bà bầu không nên ăn món ăn này. Vậy sự thật ra sao?

ca-phao

Không những đem tới cảm giác ngon miệng, cà pháo vị ngọt có tính hàn, còn là những vị thuốc giúp nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, tiêu viêm, chỉ thống… Song, liệu cà pháo có mang chất độc tiềm ẩn không?

Cà pháo có độc không?

Cà pháo có tên khoa học là solanum torum, tên phổ thông tiếng Anh là Thai brinjal. Đây là loại cây thân nhỏ, lá xẻ và có gai. Hoa cà pháo có màu trắng. Quả màu trắng và đổi màu vàng khi chín.

Cà pháo vẫn được dùng làm thuốc như dùng trị đau thắt lưng, đau răng… Riêng phần hạt cà có nhiều sợi lông nhỏ nên đây có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này.

Cà pháo cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng như chứa protein, sắt, magie, kali, kẽm và nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2… Tuy nhiên vì sao cà pháo vẫn bị coi là món ăn độc hại?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong cà pháo có hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn, đặc biệt là cà pháo còn sống. Vì vậy, đôi khi việc ăn cà pháo sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Tình trạng ngộ độc solanin trong cà pháo thường có các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, ảo giác…

Bà bầu có ăn được cà pháo không?

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy, người hư hàn cần kiêng loại quả này. Đặc biệt, Đông y còn khuyên người dùng phải thận trọng khi ăn cà pháo chung với các thức ăn mang tính hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, cà pháo thường được ăn kèm các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả…

Cà pháo chứa chất độc nên người mới khỏi đau, suy nhược, người bị tăng nhãn áp không nên dùng, đặc biệt không nên ăn sống. Quả cà còn xanh có nhiều solanin hơn quả chín.

Theo đông Y, việc ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ việc muối chua làm giảm độc tính vốn gây ra tác dụng phụ này.

Chính vì vậy, mẹ bầu không nên ăn nhiều cà pháo. Đặc biệt là cà sống, cà muối xổi mà có thể ăn một ít cà muối chua nhưng không nên ăn quá nhiều.

 Đối với câu hỏi bà bầu có ăn được cà pháo không, lời giải đáp là bà bầu có thể ăn được cà pháo. Song, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bà bầu nên dùng cà pháo tự muối ở nhà. Bạn nên muối cà trong các chum bằng sành, sứ tránh đựng trong bình nhựa, sắt sẽ có các phản ứng hóa học sản sinh các chất độc trong quá trình muối, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.

Không chỉ cà pháo muối chua, mẹ bầu còn nên hạn chế các thực phẩm lên men khác như:

Măng chua: Trong măng có chứa glucozit. Độc tố này khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ giải phóng axit xyanhydric, gây ra hiện tượng ngộ độc, nôn mửa cho mẹ bầu.

Nem chua: Đây là sản phẩm lên men thịt sống nên dễ nhiễm khuẩn listeria, hay E.coli. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, mẹ bầu nên tránh ăn thực phẩm này. 

Dưa chua: Cũng giống như cà pháo, dưa tươi cũng chứa độc tố. Thời gian đầu khi muối, hàm lượng nitrit tăng lên và giảm dần rồi mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Tuy nhiên, hàm lượng này lại tăng cao khi dưa bị nhũn. Vì vậy, mẹ bầu không nên sử dụng dưa muối còn xanh hay khi đã quá chua. Nguyên nhân là do hàm lượng nitrit cao sẽ là tác nhân gây thiếu máu, trầm trọng hơn là có nguy cơ gây ra những bệnh ung thư.

Đến đây, bạn đã biết bà bầu có ăn được cà pháo không rồi nhé! Điều quan trọng là bạn chọn cách ăn phù hợp và có liều lượng chừng mực thì loại quả này cũng đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe!

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...