Bà bầu có lấy cao răng được không?

Thứ Sáu, 14/09/2018 01:05 AM (GMT+7)

Do thường xuyên ăn vặt, đồ ngọt hoặc vệ sinh răng miệng không tốt nên nhiều bà bầu xuất hiện rất nhiều cao răng (mảng bám) ở chân răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của răng lợi. Vậy câu hỏi đặt ra: bà bầu có được lấy cao răng không?

Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng – mảng bám chân răng) thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ  là canxi carbonat, phosphate và các cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng. Trong một số trường hợp, cao răng còn do sự lắng đọng của huyết thanh gây nên.

Theo nghiên cứu, cao răng hình thành trên thân răng và dưới nướu qua 2 dạng là cao răng thông thường và cao răng huyết thanh. Khi cao răng đã tồn tại ở dạng cao răng huyết thanh tức là tình trạng răng miệng đã ở mức “báo động đỏ” cực nguy hiểm.

Cao răng chứa nhiều vi khuẩn và là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu; lộ chân răng và có thể gây nhiễm trùng chân răng; dẫn đến tiêu xương răng khiến răng lung lay và có thể gây mất răng hoàn toàn. Có nhiều trường hợp cao răng chính là tác nhân gây bệnh viêm niêm mạc răng, bệnh về máu, tim mạch…

Empty

Theo các bác sĩ, cao răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cao răng tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng và gây nguy hiểm cho thai như như:

- Cao răng dẫn đến nguy cơ sinh non: Khi cao răng hình thành nhiều, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng và làm tăng lượng hoocmon prostaglandin – chất lỏng sinh học tự nhiên ở thai phụ. Đây là chất có khả năng kích thích cơn chuyển dạ gây ra hiện tượng sinh non, khiến trẻ yếu hơn so với bình thường.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Cao răng lâu ngày không được loại bỏ sẽ dẫn đến sâu răng. Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị sâu răng sẽ sinh ra đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, dễ mắc các bệnh răng miệng, men răng chất lượng kém, ung thư vòm họng,…

Bà bầu có lấy cao răng được không?

Được biết, lấy cao răng là quá trình bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa tác động làm tách mảng bám ra khỏi nướu và thân răng. Đây là kỹ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa nhằm giúp loại bỏ mảng bám chân răng, phòng bệnh răng miệng.

Trước kia với các dụng cụ cầm tay thì việc lấy cao răng gây đau nhức khá nhiều do tác động trực tiếp đến nướu và chân răng, cảm giác ê nhức này đôi khi còn tiếp diễn một vài ngày sau khi lấy cao răng. Tuy nhiên, hiện nay, việc này đã được khắc phục đến mức tối đa nhất nhờ vào công nghệ lấy cao răng hiện đại hơn.

Vậy, bà bầu có thể lấy cao răng được không? Theo các bác sĩ nha chu, bà bầu hoàn toàn có thể lấy được cao răng. Bởi lấy cao răng là dịch vụ nha chu đơn giản, được tiến hành dễ dàng và nhan chóng, không sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau, vì thế không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Empty

Thế nhưng, trong 3 tháng đầu mang thai, do thai nhi còn yếu và đang trong quá trình phát triển các cơ quan trong cơ thể nên rất nhạy cảm, tốt nhất không nên lấy cao răng. Trong 3 tháng cuối trước sinh bà bầu cũng không nên lấy cao răng bởi lúc này thai lớn, nằm trên ghế nha khoa không tốt cho thai nhi.

Vậy nên, trong 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để bà bầu tiến hành lấy cao răng. Tuy nhiên, bà bầu cần thăm khám bác sĩ trước, nhận tư vấn cụ thể trước khi thực hiện. Đặc biệt, cần phải thông báo tình trạng thai nhi để bác sĩ nha khoa nắm được..

Trong thời gian mang thai, bà bầu cần hạn chế chụp x-quang, tránh lấy cao răng bằng biện pháp thô sơ có thể gây chảy máu chân răng, viêm nhiễm không đảm bảo. Đặc biệt, không nên sử dụng các loại thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến răng nướu và thai nhi.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....