Bà bầu mắc bệnh sởi nguy hiểm thế nào?

Thứ Tư, 10/04/2019 07:15 PM (GMT+7)

Khi nhiễm sởi, bà bầu có thể bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm và từ đó dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu...

ba-bau-bi-soi

Tại hội nghị tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè ở Đà Nẵng, PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cảnh báo, dịch sởi tại miền Bắc có khả năng bùng phát trở lại, số ca mắc đang tăng nhanh.

Chưa đầy 3 tháng, số ca mắc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái với 90 ca. Mọi trẻ từ 0-15 tuổi đều có nguy cơ mắc nếu chưa tiêm vắc xin.

90 trẻ mắc, Bộ Y tế lo bùng phát dịch sởiTrẻ từ 0-15 tuổi chưa tiêm vắc xin phòng sởi đều có nguy cơ mắc bệnh

PGS Dương cho biết, theo quy luật cứ 4 năm dịch sởi sẽ quay lại một lần, tại miền Bắc đã xảy ra dịch lớn năm 2013-2014 với hơn 5.000 ca mắc, hơn 100 trẻ tử vong, trong khi đó tỉ lệ tiêm chủng tại nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người và các khu công nghiệp còn thấp nên nguy cơ dịch bùng phát rất lớn.

“Bệnh sởi lây truyền rất mạnh, đã mắc bệnh là 100% có biểu hiện lâm sàng. Nếu mẹ không có miễn dịch chủ động thì trẻ dưới 9 tháng tuổi rất dễ mắc”, PGS Dương nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong năm 2017, cả nước chỉ ghi nhận 141 trường hợp mắc sởi, chủ yếu tại miền Bắc, trong đó 54 trường hợp (38,3%) dưới 9 tháng tuổi, 55 trường hợp không tiêm chủng và chỉ có 10 trường hợp có tiêm vắc xin.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định, trẻ từ 9 tháng tuổi mới được tiêm vắc xin sởi. Trước 9 tháng, trẻ được bảo vệ bằng kháng thể từ mẹ truyền qua sữa mẹ, tuy nhiên những nghiên cứu miễn dịch trong cộng đồng với bệnh này khiến nhiều người giật mình.

Kết quả tại Hải Dương cho thấy hơn 92% trẻ 6-8 tháng tuổi không có kháng thể phòng bệnh sởi, đồng nghĩa các bà mẹ chưa quan tâm tiêm vắc xin sởi phòng bệnh.

"Chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo các viện đánh giá lại miễn dịch cộng đồng với sởi. Việt Nam mới tiêm vắc xin sởi từ 1985 nên còn lượng lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không có miễn dịch”, ông Long cho biết.

Do đó, Bộ khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần chích ngừa vắc xin phòng sởi trước khi mang thai để tạo miễn dịch chủ động, sắp tới Bộ sẽ có kế hoạch. Đồng thời Bộ đang hoàn tất những bước thử nghiệm cuối cùng, để đẩy sớm tuổi tiêm vắc xin ở trẻ em từ 9 tháng lên 6 tháng.

Những nguy hiểm khi bà bầu mắc sởi

Nếu trẻ em khi mắc sởi thường có biến chứng bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn thường là biến chứng viêm não. Khi nhiễm sởi, bà bầu có thể bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm và từ đó dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mắc sởi bà bầu thường có dấu hiệu đó là sốt cao, điều này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C.

Bệnh sởi sẽ ảnh hưởng tới thai nhỉ tuỳ thei thời điểm mà người mẹ nhiễm sởi:

- Trong ba tháng đầu bị sởi nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân hoặc thậm chí dị tật.

- Trong ba tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai.

- ba tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu.

Đối với người bình thường, bệnh sởi có thể khiến người lớn bị viêm não và trẻ em có nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng. Đối với phụ nữ mang thai, sởi vừa tác động đến sức khỏe của thai phụ và còn còn gây tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Lý do khiến bệnh sởi trở nên nguy hiểm đối với bé yêu của bạn đó là vì khi virut sởi tấn công vào hệ miễn dịch làm cho chúng yếu đi thì cơ thể mẹ sẽ chống lại bằng cách “gây sốt”.

Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé phải chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi và có khả năng sảy thai hoặc khiến thai chết lưu.

Bà bầu cần làm gì để phòng bệnh sởi?

Trong thời gian mang bầu, sức đề kháng của cơ thể mẹ thấp nên rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, đặc biệt là khi có dịch sởi. Mà dịch sởi có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan mà cần phòng ngừa sởi ngay từ thời điểm trước khi mang thai. Việc phòng tránh sởi vô cùng đơn giản, trước tiên là bà mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai. Vì vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sổng nên mẹ bầu cần tiêm trước thời điểm dự định “có em bé” ít nhất là ba tháng. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể mẹ tạo ra đầy đủ kháng thể chống virus sởi.

– Phụ nữ có thai nên tiêm ngừa trước ít nhất ba tháng để cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virut.

– Giữ vệ sinh thân thể và phòng ốc giúp tăng khả năng phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virut.

– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.

– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.

Phụ nữ trước khi sinh con cần được tiêm phòng sởi như một mũi tiêm quan trọng để tránh được căn bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi này.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....