Bà bầu nôn ra dịch vàng đắng có nguy hiểm không?

Phụ nữ   •   Thứ năm, 11/01/2024, 09:51 AM

Nôn khan, ốm nghén là hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nôn ra dịch vàng đắng thì cần hết sức lưu ý.

 

 

Hiện tượng nôn nghén khi mang bầu là gì?

Nôn nghén là tình trạng thường gặp ở người mang thai. Song đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nôn nghén khi mang đầu. Song các chuyên gia y tế tin rằng, hiện tượng này có liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể. Nôn nghén tuy không phải bệnh nhưng nó gây chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Ở bà bầu, triệu chứng nôn nghén thường gặp là: Nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, giảm cân, giảm đi tiểu, lú lẫn, choáng, ngất xỉu. Tùy theo thể trạng của bà bầu, mức độ nôn nghén xảy ra khác nhau về thời điểm cũng như dịch nôn ra.

Nôn nghén thường xuất hiện ở những tháng đầu thời kỳ mang thai. Những yếu tố làm phát sinh nôn nghén không tuân thủ nguyên tắc nào cả. Với một số người, đó có thể mùi chiên xào thức ăn, số khác lại là mùi thuốc lá. Thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ quen dùng bấy lâu nay, có người còn sợ mùi mỹ phẩm…

Ngoài ra, một số yếu tố tâm lý cũng có thể có liên quan đến tâm trạng buồn nôn, có thể là tâm trạng lo âu trước việc mang thai. Tuy nhiên, mức độ những cơn khó chịu thay đổi ở từng người khác nhau. Một số chịu đựng chỉ vài tuần lễn và theo từng giai đoạn, một số khác thì chịu đựng lâu hơn hoặc với mức độ cao hơn.

Bà bầu nôn ra dịch vàng đắng có nguy hiểm không?

 

 

Ở một vài trường hợp, bà bầu không chỉ nôn khan mà còn nôn ra dịch vàng và có vị đắng. Theo nghiên cứu, nôn dịch vàng do trong dịch có mật. Điều này chứng tỏ người bệnh nôn nhiều, nôn sạch. Nôn ra dịch mật có nhiều nguyên như: thai hành, viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột…

Thông thường, mẹ bầu nôn ra dịch vàng đắng vào buổi sáng, lúc đang vệ sinh cá nhân. Ở 3 tháng đầu thai kỳ hoặc 3 tháng cuối, mẹ thường mắc hội chứng trào ngược dạ dày. 2 giai đoạn này, hormone thai kỳ tác động lên các cơ, cơ bụng khiến việc tiêu hóa trở nên chậm hơn. Khi đó thức ăn di chuyển lòng vòng ở dạ dày, nếu ăn quá nhiều có thể gây chứng ợ nóng cấp tính hoặc trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, hiện tượng này lại khá có ích đối với thai nhi, vì khi tiêu hóa từ từ thì các chất dinh dưỡng sẽ dần dần được bé con hấp thụ qua dây nhau. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải lo lắng liệu nó có ảnh hưởng gì đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho con hay không.

Theo các bác sĩ, tình trạng mẹ bầu nôn dịch vàng đắng có thể khắc phục được nếu mẹ bầu tuân thủ các quy định sau:

- Tuân thủ và cải thiện chế độ ăn uống để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

- Chia nhỏ các bữa ăn giúp giảm bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày một cách thấp nhất.

- Tránh ăn đồ cay nóng và chứa caffeine.

- Tâp thể dục nhẹ nhàng, có tác dụng rất nhiều cho hệ tiêu hóa.

- Ăn uống chậm rãi, không nên vừa ăn vừa uống.

- Không nên nằm quá lâu, đi lại nhiều, vận động nhiều.

Nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.

icon Bà bầu bị nôn sau khi ăn, 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con trai, Mẹ bầu nôn nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi, Bà bầu buồn nôn về đêm, Mang thai tháng thứ 5 vẫn bị nôn, Nôn ra nước chua khi mang thai, Cảm giác buồn nôn ở cổ họng khi mang thai

Tổng hợp

Cùng chủ đề
Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thịt chó sớm không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thịt chó sớm không?

Phụ nữ   •   26.02.2024
Thịt chó mặc dù là một món khoái khẩu của rất nhiều gia đình, tuy nhiên có rất nhiều đối tượng không nên sử dụng thịt chó thường xuyên. Vậy còn đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sao, có nên cho trẻ sơ sinh ăn thịt chó sớm không? Cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay nhé!
Bà bầu khi mang thai có được ăn trái thốt nốt không?

Bà bầu khi mang thai có được ăn trái thốt nốt không?

Phụ nữ   •   26.02.2024
Bà bầu cần được bổ sung nhiều năng lượng và dinh dưỡng từ các thực phẩm và trái cây. Loại quả thốt nốt phổ biến với người dân Nam Bộ và là món ăn ưa thích của nhiều người, kể cả các bà bầu. Vậy bà bầu quả thốt nốt khi mang thai có được không?
Người lớn uống sữa mẹ có tốt không?

Người lớn uống sữa mẹ có tốt không?

Phụ nữ   •   26.02.2024
Chúng ta biết sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng và tốt cho trẻ sơ sinh . Nhưng liệu nó có tác dụng tương tự đối với người lớn?
7 điều bà bầu cần chú ý khi ăn lẩu

7 điều bà bầu cần chú ý khi ăn lẩu

Phụ nữ   •   26.02.2024
Đối với mẹ bầu, việc ăn lẩu mang lại rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế.
“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”: Liệu có đúng?

“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”: Liệu có đúng?

Phụ nữ   •   26.02.2024
Trọng nam, khinh nữ là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, trong đó coi nam giới quan trọng hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến.
Đẻ chủ động (Đẻ chỉ huy) và những điều cần biết

Đẻ chủ động (Đẻ chỉ huy) và những điều cần biết

Phụ nữ   •   26.02.2024
Đẻ chủ động (Đẻ chỉ huy) là phương pháp được áp dụng để giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn.