Bạn có biết bệnh chốc ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Chủ Nhật, 10/02/2019 12:35 PM (GMT+7)

Thời tiết thất thường, lúc nắng lúc mưa, nóng lạnh thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị mắc bệnh. Bệnh chốc là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh chốc là bệnh như thế nào? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Empty

Bệnh chốc là gì?

Đây được xem là một trong những bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Bệnh chốc rất dễ lây lan và hay gặp ở trẻ em nhất là các trẻ em đang trong độ tuổi học mẫu giáo. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng quanh mặt, mũi và miệng của trẻ.

Các bé bị bệnh chốc là do vi khuẩn, các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé theo nhiều con đường khác nhau, như từ các vết thương hở, các vết côn trùng đốt mà không được vệ sinh sạch sẽ hoặc lây từ các bạn khác.

Có trường hợp khi da bình thường bé cũng bị bệnh chốc, đó là những trường hợp vào mùa hè nắng nóng, oi bức bé ra nhiều mồ hôi. Hay khi đi học bé hay tiếp xúc với những bạn bị bệnh, dùng chung các vật dụng cá nhân cũng có nguy cơ khiến bé bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh chốc

Thời kỳ đầu các bé có những nốt đỏ trên da, sau đó các nốt này vỡ ra, hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu. Các vết này thường không đau nhưng ngứa sẽ khiến cho bé khó chịu.

Empty

Các vết chốc này có dịch ở trong, chưa bóng nước. Nếu bị nặng sẽ khiến trẻ đau, vết lở có mủ và có vết loét sâu.

Phương pháp điều trị

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và có thể gây biến chứng cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên giữ cho da của bé sạch sẽ, thoáng mát, tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch, sữa tắm dành riêng cho trẻ. Khi trẻ bị các vết thương hở, vết côn trùng cắn phái để ý và bôi thuốc kịp thời.

Khi trẻ bị bệnh chốc thì phải dùng kháng sinh để điều trị, thường dùng nhất là những loại thuốc mỡ hoặc thuốc bôi tại chỗ đó là dung dịch milian. Dung dịch này có tính chất kháng khuẩn, nhanh làm khô vết thương. Các mẹ có thể dùng dung dịch thuốc tím pha loãng. Tuy nhiên cách tốt nhất là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mách mẹ một số bài thuốc dân gian trị bệnh chốc tại nhà

Hành hoa kết hợp với mật ong Lấy 3 cây hành hoa giã nát rồi trộn với 2 thìa mật ong tạo thành một hỗn hợp, dùng hỗn hợp vừa tạo đắp lên vùng da bị chốc khoảng 15 - 20 phút thì rửa sạch bằng nước lá trầu không. Dùng thường xuyên liên tục khoảng 1 tuần thì bệnh chốc sẽ khỏi dần.

Sài đất hoặc lá đào

Khi các bé bị bệnh chốc thì các mẹ lấy cây sài đất hoặc lá đào nấu nước tắm hàng ngày cho bé, dùng liên tục thường xuyên từ 5 - 7 ngày sẽ khỏi bệnh một cách nhanh chóng. Đây được xem là cách an toàn quả hiệu quả trong điều trị bệnh chốc, áp dụng được cả người lớn và trẻ em.

Dùng lá tía tô chữa bệnh chốc

Bạn hãy lấy lá tía tô rửa sạch rồi vò nát sau đó cho vào nồi nấu cùng một chút muối. Để nước nguội âm ấm thì rửa vùng da bị chốc. Ngoài ra còn giã nát lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên chỗ bị chốc, sau 30 phút thì rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện bằng cách này sẽ nhanh chóng loại bỏ bệnh chốc một cách hiệu quả bởi vì lá tía tô có tác dụng khử khuẩn mạnh và làm giảm viêm nhanh chóng.

Dùng lá chè xanh

Lấy lá chè xanh vò nát rồi rửa vào vết thương, rửa liên tục 2 lần 1 ngày và sau 1 tuần thì sẽ thấy phần vết thương bị loét sẽ nhanh chóng khô lại bởi trong lá chè có chứa thành phần khử khuẩn và  chống oxy cao nên có thể dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, có tác dụng nhanh lành vết thương.

Bài viết đã cung cấp một cho các mẹ một số thông tin về bệnh chốc và cách chữa trị hiệu quả. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu bị chốc hãy áp dụng một số cách trên hoặc đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị các mẹ nhé.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....