Bạn có thuộc giới trung lưu ở Việt Nam?

Thứ Tư, 15/01/2020 03:27 PM (GMT+7)

Tầng lớp trung lưu toàn cầu được định nghĩa là những người có mức sống cao hơn 15 USD/người/ngày, tức tương đương ở mức 10,4 triệu đồng/người/tháng, theo World Bank. Khi người tiêu dùng giàu hơn, họ có nhu cầu cao hơn về sản phẩm và dịch vụ, chi tiêu cho chế độ ăn uống cũng thay đổi.

trung-lu

Báo cáo Phát triển Việt Nam vừa công bố dành một chương nói về việc hội nhập thị trường trong nước, trong đó nêu bật yếu tố gia tăng tầng lớp người tiêu dùng trung lưu ở Việt Nam. Báo cáo là sản phẩm của đội ngũ chuyên gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các chuyên gia tư vấn ngoài ngân hàng.

Ai được coi là trung lưu ở Việt Nam?

Theo chuẩn mực quốc tế, hộ gia đình Việt Nam được nhóm thành 5 tầng lớp kinh tế dựa trên mức tiêu thụ hàng ngày bình quân đầu người trong năm 2011 xét theo sức mua tương đương (PPP).

- Nhóm người nghèo cùng cực, mức sống dưới 1,9 USD/ngày

- Nhóm người nghèo vừa phải, mức tiêu dùng dao động từ 1,9 - 3,2 USD/người/ngày

- Nhóm người dễ bị tổn thương kinh tế, tiêu dùng 3,2 - 5,5 USD/người/ngày

- Nhóm an toàn về kinh tế, tiêu dùng 5,5 - 15 USD/người/ngày

- Tầng lớp trung lưu toàn cầu, mức sống hơn 15 USD/người/ngày

Ảnh: Retail in Asia.Trong báo cáo, nhóm tác giả gọi các hộ gia đình trong 2 nhóm cuối là "tầng lớp người tiêu dùng", bởi họ có đủ thu nhập để trang trải chi phí hàng ngày, chấp nhận được các cú shock về thu nhập và có thể tiêu dùng một số lượng hàng hóa và dịch vụ ngoài nhu cầu thiết yếu.

Giới trung lưu Việt Nam tập trung nhiều ở khu vực nào?

Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu cũ cho biết, trong khoảng 2014 - 2016, có 3 triệu người Việt gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu. Về mặt địa lý, tầng lớp tập trung nhiều ở khu vực thành thị, nơi gần 89% dân số thuộc lớp an toàn về kinh tế, và 29% thuộc tầng lớp trung lưu.

Khu vực Đông Nam dẫn đầu mức an toàn kinh tế (91%) trong khi khu vực Trung du và miền núi phía Bắc thấp hơn nhiều (chỉ 44%). Khu vực Đồng bằng sông Hồng, tầng lớp này chiếm 81,8%.

Xét riêng tầng lớp trung lưu, khu vực Đồng bằng sông Hồng (bao gồm Hà Nội) có 18,7% dân số thuộc tầng lớp trung lưu. Trong khi tại khu vực Đông Nam (bao gồm TPHCM), có tới 28,2% là giới trung lưu.

Giới trung lưu có tác động thế nào tới sự phát triển kinh tế Việt Nam?

 Theo báo cáo, người tiêu dùng giàu hơn và thói quen tiêu dùng thay đổi của tầng lớp này đang ảnh hưởng đến nhu cầu kết nối ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực thành thị và ven đô. Ngoài sự kết nối về mặt vật lý, những thay đổi này có ý nghĩa là nhu cầu cao hơn đối với các dịch vụ như vận chuyển và logistics, truy xuất nguồn gốc, an toàn, kịp thời và chất lượng. Hai xu hướng được xác định là mang đến những thách thức mới trong kết nối đều liên quan đến thay đổi về tiêu thụ thực phẩm và sự xuất hiện của thương mại điện tử.

- Tiêu thụ thực phẩm: Thu nhập tăng và thay đổi về nhân khẩu học đã dẫn đến những thay đổi lớn trong mô hình chi tiêu cho chế độ ăn uống và thực phẩm. Theo Bộ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư (VHLSS), trong số dân cư đô thị của Việt Nam, tỷ lệ chi tiêu cho lương thực chính là gạo đã giảm từ 25% năm 2002 xuống dưới 10% vào năm 2016.

Đối với tầng lớp dân cư này, các sản phẩm động vật (thịt, trứng, và cá) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu mua thực phẩm, đạt tới hơn 38% trong năm 2016.

Theo khảo sát được thực hiện bởi ĐH Adelaide năm 2016 - 2017 trên 2.000 hộ gia đình đô thị tại Hà Nội, TPHCM và 2 thành phố trực thuộc tỉnh, hơn 60% chi tiêu thực phẩm dành cho thực phẩm tươi sống trên tất cả các nhóm thu nhập ở TPHCM và Hà Nội, con số này có thể đạt gần 70% nếu tính cả số lượng thực phẩm tiêu thụ ngoài gia đình.

 Khi thu nhập tăng, chi tiêu cho thực phẩm của mỗi người tăng lên một cách tuyệt đối thường gọi là "nâng cao chất lượng thực phẩm", ở Việt Nam việc này liên quan đến việc chuyển sang tiêu dùng các loại gạo chất lượng cao hơn và cắt giảm thịt, cũng như tăng chi phí mua sản phẩm sữa, đồ uống và ăn uống tại nhà hàng.

- Thương mại điện tử: Người tiêu dùng thành thị ngày càng giàu có ở Việt Nam cũng được hưởng lợi từ kết nối kỹ thuật số, với khoảng 82% dân số có thể truy cập vào băng thông di động. Những người tiêu dùng này đang nhanh chóng trở thành khách hàng thương mại điện tử, dẫn đầu trong các lĩnh vực: Thực phẩm (14%), điện tử (3%), quần áo và giày dép (11%), máy móc (9%), và đồ nội thất, gỗ và đồ dùng gia đình (6%).

Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 Đông Nam Á, với quy mô 2,8 tỷ USD, sau Indonesia (12,2 tỷ USD năm 2018), và Thái Lan (3 tỷ USD). Các nhân tố chính cho sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam là dân số tương đối lớn (92 triệu người), tầng lớp người tiêu dùng mới nổi chiếm 70% dân số và tăng nhanh, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,9% trong 10 năm qua.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019 là báo cáo phối hợp giữa các Ban toàn cầu của World Bank, gồm các lĩnh vực Giao thông vận tải; Kinh tế vĩ mô, Thương mại và đầu tư; Tài chính, Năng lực cạnh tranh và Đổi mới; Nghèo đói và công bằng, Nông nghiệp; cũng như khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của World Bank. Báo cáo được soạn thảo với sự cộng tác của Chính phủ Việt Nam.

Tùng

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...