Báo chí với công tác truyền thông dân số và phát triển trong tình hình mới

Thứ Năm, 07/09/2017 12:00 AM (GMT+7)

Trong hai ngày 6-7/9, tại TPHCM, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo “Báo chí với công tác truyền thông dân số và phát triển trong tình hình mới”.

Hội thảo nhằm cung cấp thông tin định hướng truyền thông phản ánh nhanh chóng kịp thời, về những vấn đề mới trong công tác dân số và phát triển theo Kết luận 119-TW/KL về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa IX của Ban Bí thư đối với chính sách Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ).

Hội thảo cũng chỉ rõ giải pháp giải quyết các vấn đề mới của công tác dân số và phát triển trong thời gian tới như: Cần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với quá trình già hóa dân số và người cao tuổi, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, di cư và đô thị hóa...

Hiện nay dân số nước ta tăng chậm lại nhưng sẽ đạt 100 triệu dân vào năm 2025. Tuy nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh, Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 đạt khoảng từ 66% trở lên).

Việt Nam đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” vào năm 2011, khi tỷ lệ những người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% tổng dân số và sẽ trở thành nước có “dân số già” vào khoảng năm 2032 khi tỷ lệ này chạm ngưỡng 20%. Điều đáng chú ý là: Quá trình già hóa của nước ta diễn ra chỉ trong khoảng 20 năm ( 2012 -2031) là đã đạt đến ngưỡng “dân số già”.

Bên cạnh đó, tình trạng biết trước giới tính thai nhi ở nước ta ngày càng phổ biến (năm 2013 tỷ lệ phụ nữ mang thai biết trước giới tính thai nhi là 83%). Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng tăng và đã ở mức nghiêm trọng (năm 2009 tỷ số giới tính khi sinh là 110,6 bé trai/100 bé gái. Năm 2014 đã tăng lên 112,2, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng lên tới 118 bé trai/100 bé gái)…

Tại hội thảo, cũng đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt định hướng truyền thông về dân số và phát triển như: Huy động các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà kế hoạch trong các lĩnh vực dân số - phát triển; bồi dưỡng đội ngũ trong hệ thống ngành DS-KHHGĐ, các nhà báo; phối hợp các cơ quan chức năng trong quá trình truyền thông… Nhằm nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu cơ bản, chiến lược của Việt Nam trong phát triển bền vững.

Theo Giáo dục và Thời đại

System

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...