Bất cập trong thực hiện tổng điều tra dân số trực tuyến

Thứ Sáu, 12/04/2019 03:10 PM (GMT+7)

Theo số liệu đăng ký, Đà Nẵng là một trong ba địa phương có tỷ lệ đăng ký trực tuyến khai tổng điều tra dân số cao nhất cả nước.

tong-dieu-tra-dan-so-da-nang

(Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Từ 1/4, cùng với cả nước, thành phố Đà Nẵng đã tiến hành thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn.

Theo số liệu đăng ký, Đà Nẵng là một trong ba địa phương có tỷ lệ đăng ký trực tuyến khai tổng điều tra dân số cao nhất cả nước.

Mặc dù ứng dụng công nghệ thông tin vào điều tra dân số, nhưng sau 1 tuần triển khai địa phương này gặp những bất cập nhất định.

Là một trong số 50 hộ dân của phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu đăng ký kê khai thông tin về dân số và nhà ở theo hình thức trực tuyến webform tại trang thông tin điện tử của Tổng cục thống kê. Thế nhưng, sau 7 ngày triển khai, ông Đỗ Tuấn Phong vẫn chưa thực hiện kê khai được những nội dung về nhân khẩu và nhà ở của hộ gia đình theo quy định.

Theo ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương cho biết, từ sau cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở đầu tiên năm 1979, Việt Nam đã tiến hành ba cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào các năm 1989, 1999 và 2009 nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình dân số, nhân khẩu học và nhà ở trên phạm vi toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn

Tổng điều tra (TĐT) năm nay thực hiện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế dần cắt giảm, trong khi nhu cầu thông tin về dân số ngày càng cao. So với năm 2009, TĐT 2019 đã cải tiến cả phương pháp và hình thức thu thập thông tin.

Trước hết về phương pháp thu thập thông tin, nếu như TĐT 2009 chỉ sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp (điều tra viên thống kê phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra và ghi chép thông tin), TĐT 2019 áp dụng cả hai phương pháp là điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp (hộ dân cư tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thông qua phiếu điều tra trực tuyến).

Về hình thức thu thập thông tin, ngoài việc sử dụng hình thức phiếu giấy in sẵn như năm 2009, TĐT 2019 áp dụng thêm hai hình thức thu thập thông tin mới: Điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động (còn gọi là CAPI) và điều tra bằng phiếu trực tuyến sử dụng internet (còn gọi là Webform).

 Do thay đổi về phương pháp và hình thức thu thập thông tin, nhiều công đoạn khác của TĐT cũng đã được thay đổi theo hướng ứng dụng CNTT bao gồm: Lưu trữ và sử dụng sơ đồ nền xã/phường, lập danh sách thôn/tổ dân phố và địa bàn điều tra, lập và cập nhật Bảng kê hộ, chọn mẫu hộ, nhắn tin và gửi thư điện tử (email) đến các hộ đăng ký thực hiện Webform, kiểm tra và duyệt số liệu trực tuyến.

 Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, việc cải tiến này đem lại những lợi ích thiết thực trong nâng cao chất lượng số liệu, tăng tính minh bạch và chặt chẽ của quy trình sản xuất thông tin thống kê, rút ngắn thời gian công bố kết quả TĐT, giảm kinh phí điều tra trong dài hạn và phù hợp với xu hướng tổ chức điều tra của thế giới.

TĐT là nguồn thông tin tin cậy giúp Chính phủ điều hành phát triển đất nước

TĐT là nguồn thông tin chủ yếu và tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học và tình trạng nhà ở của dân cư nhằm đáp ứng các mục tiêu về tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được luật định, đồng thời cũng là nguồn thông tin phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong đánh giá tình hình, xây dựng chiến lược, chính sách liên quan tới người dân và các chính sách phát triển đất nước.

Hiện nay thông tin về dân số từ TĐT chỉ được cung cấp 10 năm một lần. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện có nhiều nguồn dữ liệu sẵn có liên quan đến dân số như dữ liệu từ hệ thống thống kê hộ tịch của Bộ Tư pháp, hệ thống thống kê hành chính của ngành công an, y tế. Tuy nhiên, dữ liệu từ các nguồn này hầu như chưa đáp ứng yêu cầu về tổng hợp dữ liệu dân số do một số lý do như: Thông tin thu thập không đủ chi tiết; mỗi hệ thống thông tin sử dụng các quy ước và khái niệm về dân số khác nhau; cơ chế chia sẻ thông tin giữa hầu hết các cơ quan, bộ ngành có liên qua với Tổng cục Thống kê chưa được thiết lập một cách hiệu quả.

Do đó, nhằm cải thiện tính kịp thời của thông tin về dân số cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu sẵn có, giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước và tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin, TĐT 2019 được kỳ vọng sẽ là căn cứ để cập nhật đầy đủ thông tin về dân số, từ đó đề xuất nâng cao chất lượng thông tin của hệ thống báo cáo hành chính để tiến tới khong thực hiện TĐT 2019.

Duyen

Cùng chuyên mục

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp xã giao Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp xã giao bà Park...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với Công ty Merck Health Care nhằm thúc đẩy hợp tác về dân số

Sáng ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam

Ngày 07/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã tiếp và làm việc với ông Matt...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với đoàn đại biểu Đại sứ quán và Văn phòng Nội các Nhật Bản

Ngày 04/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với...