Bệnh huyết áp thấp ở người cao tuổi: Chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý

Thứ Bảy, 25/05/2019 05:09 PM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng, người cao tuổi bị huyết áp cao mới đáng lo vì dễ gây tai biến mạch máu não nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.

huyet-ap-thap

Huyết áp thấp là gì?

Người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn khi huyết áp trung bình 120/80mmHg (lúc nghỉ ngơi thoải mái) có thể gọi là huyết áp thấp, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên, để đánh giá có bị huyết áp thấp hay không hay không phải được đo huyết áp đúng quy định và do người biết đo huyết áp đo, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp, như: rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp làm cho người cao tuổi (NCT) thiếu hụt hormone tuyến giáp, hoặc do giảm glucoza máu và cũng có thể do thiếu hụt hemoglobin.

Tập thể dục hàng ngày là một cách phòng chống bệnh huyết áp thấpHuyết áp thấp còn gặp ở những người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, di truyền, làm việc quá sức, người gầy yếu và có thể do stress.

Một số NCT bị chứng huyết áp thấp do chế độ ăn, uống thất thường, ăn với số lượng ít hoặc các bữa ăn cách xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn rau, canh, quả… làm cho chất lượng máu bị giảm (giảm cả thể tích máu và cả chất lượng máu). Ăn uống kém tức là dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ tim, trương lực thành mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là tim và não bộ gây nên hiện tượng huyết áp thấp.

Những người ít vận động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do đặc thù của nghề nghiệp phải ngồi lâu hàng giờ một chỗ (những người đang phải làm việc)… cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp huyết áp thấp chưa xác định được nguyên nhân.

NCT khi bị chứng huyết áp thấp thường biểu hiện tim đập nhanh, hoa mắt mỗi khi ngồi xuống đứng lên, các biểu hiện tăng dần theo năm tháng và khi nặng ngoài hoa mắt, chóng mặt còn có thể buồn nôn, biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não (thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu không cung cấp đủ cho não bộ để hoạt động). Huyết áp thấp kéo dài có thể đưa đến một số biến chứng như thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan như tim, thận, phổi và tổ chức thần kinh. Huyết áp thấp không được điều trị có thể dẫn đến thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não.

Biện pháp đơn giản giúp tăng huyết áp

Theo các chuyên gia, hầu hết những người bị huyết áp thấp đều không cần thuốc hoặc những can thiệp y tế để tăng huyết áp. Có rất nhiều cách tự nhiên và thay đổi lối sống để tăng huyết áp như: Ăn thêm muối, tránh đồ uống có cồn. Rượu có thể làm giảm huyết áp, vì vậy những người có huyết áp thấp nên tránh uống rượu.

Đối với những người có các triệu chứng huyết áp thấp thì bắt chéo chân có thể giúp tăng huyết áp nhẹ. Nên uống nhiều nước để có thể giúp tăng lượng máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra huyết áp thấp. Người hạ huyết áp sau ăn không nên ăn dồn, ăn quá no trong một bữa, ngược lại nên chia các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn trong ngày do các bữa ăn nhỏ hơn giúp ngăn ngừa giảm huyết áp.

Nên tránh thay đổi tư thế đột ngột. Ngồi lên hoặc đứng lên nhanh có thể gây ra cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu ở những người có huyết áp thấp. Trong trường hợp này do tim không bơm đủ máu qua cơ thể đủ nhanh khi có sự thay đổi đột ngột về tư thế hoặc độ cao, vì vậy các động tác đứng lên ngồi xuống nên thay đổi từ từ để cơ thể kịp thích nghi.

Phòng ngừa huyết áp thấp

Không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, khó tập trung… mà đối với những bệnh nhân khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy sẽ gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim, thận… Và nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh huyết áp thấp có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Do đó để phòng tránh bệnh huyết áp thấp bạn cần:

Uống nhiều nước: Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.

Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì… Uống loại trà hay cà phê đã tách chất caffeine cũng là cách giúp tăng huyết áp tạm thời, trong một số trường hợp, mức huyết áp có thể tăng từ 3 đến 14 mm thủy ngân (mmHg). Chất cafeine có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định lượng cafeine mà bạn có thể nạp vào cơ thể.

Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Chỉ trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.

Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực. Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.

Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-giê: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.

Đo huyết áp thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình từ đó có biện pháp phòng ngừa và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu không có nhiều thời gian thăm khám tại các bệnh viện thì tốt nhất bạn nên sắm cho bản thân và gia đình máy đo huyết áp tại nhà, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn rất tiện dụng và đảm bảo nữa.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...