Bệnh nhân Thalassemia ở ĐBSCL không còn phải lên TP.HCM điều trị

Thứ Tư, 17/05/2017 12:00 AM (GMT+7)

Bệnh viện (BV) Truyền máu huyết học TP.HCM vừa ký kết triển khai Phòng khám Huyết học vệ tinh tại BV đa khoa trung tâm An Giang.

Theo đó, BV Truyền máu huyết học TP.HCM sẽ hỗ trợ chuyên môn cho BV đa khoa trung tâm An Giang để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh) ở An Giang nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. BS CKII Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu huyết học TP.HCM, cho biết khi triển khai thành công, người bệnh sẽ đỡ vất vả hơn trong việc đi lại tái khám và giảm bớt được chi phí, đồng thời cũng giúp giảm tải cho các BV tuyến trên.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thalassemia Thế giới (TIF) năm 2000, có đến 7% dân số thế giới mang gien bệnh Thalassemia (người mang gien không có biểu hiện bệnh lý nhưng là nguồn di truyền gien bệnh cho thế hệ sau); có từ 300.000 đến 500.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh thể nặng mỗi năm; 50.000-100.000 người bệnh beta-thalassemia ở các nước có thu nhập thấp mỗi năm.
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10 triệu người mang gien bệnh Thalassemia; khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng. Mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh này. Theo các chuyên gia, xã hội cần phải quan tâm và xây dựng một chương trình phòng chống Thalassemia toàn diện từ tầm soát người mang gien, tư vấn di truyền, tư vấn tiến sản... để không nhân rộng một thế hệ mới những người mang gien bệnh.

Thalassemia là một nhóm những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gien quy định việc sản xuất Hemoglobin, thành phần huyết sắc tố của hồng cầu, dẫn đến hồng cầu bị biến dạng không đáp ứng được chức năng và dễ bị hủy tại gan và lách. Hậu quả của việc hồng cầu dễ vỡ (tan máu) cũng là biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu và ứ sắt. Bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.

Người bệnh thể nặng có hình thể khá đặc trưng như chậm lớn, mũi tẹt, răng hô, xương sọ biến dạng, da xạm, gan, lách lớn. Hằng năm, theo thống kê của Ngân hàng máu - BV Truyền máu huyết học TP.HCM - thì lượng chế phẩm máu hồng cầu lắng cung cấp cho người bệnh Thalassemia chiếm hơn 1/10 tổng lượng máu cung cấp cho tất cả các loại bệnh. Bên cạnh đó, xã hội còn tổn thất một lực lượng lao động đáng kể cũng như phải đối mặt với sự suy thoái giống nòi.

Theo Thanh niên

System

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...