Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ Bảy, 10/08/2019 07:51 AM (GMT+7)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày, không hồi phục hoàn toàn.

phoi-tac-nghen-man-tinh

Triệu chứng chính của bệnh là ho, khó thở và khạc đàm dai dẳng. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi trên 45, đặc biệt là người ở người già, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất: công nhân hầm lò, hàn, sơn… 

Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tình trạng tổn thương hoặc tắc nghẽn tại các mô phổi gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các tổn thương này xảy ra khi bạn thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Và bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh kể cả trẻ em hay người lớn. Trong đó, các chất kích thích là nguyên nhân tiềm ẩn gây phổi tắc nghẽn mãn tính có thể kể đến như:

Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khói hóa chất.

Bụi bặm

Ô nhiễm môi trường ngoài trời

Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu

Bui nghề nghiệp, hóa chất

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ

Có thể nói, hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất. Cùng với các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh kể trên, các yếu tố kết hợp sau khiến khả năng mắc phổi tắc nghẽn mãn tính càng cao là người trong độ tuổi từ 65-74, có tiền sử bệnh hen hay các bệnh hô hấp khác, người có tiền sử hút thuốc hoặc hít nhiều khói thuốc trước đây, người có gia đình mắc bệnh này... Các đối tượng này cần phòng tránh mắc bệnh một cách sớm nhất.

Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:

Tình trạng ho mãn tính, kéo dài

Ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu

Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh

Khó thở, thở gấp sức, thở gấp

Ngực có cảm giác thắt chặt, đau

Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài

Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và không có định hướng khám và điều trị dứt điểm. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện

Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám- điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp

Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ

Nhịp tim nhanh, rất nhanh

Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

3. Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số biến chứng bao gồm:

Các bệnh về tim: Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ bị nhịp tim nhanh, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim

Bệnh cao huyết áp: Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp

Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi.

Cách điều trị 

Bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tốt. Hiện nay Tổ chức phòng chống bệnh phổi TNMT chia thành phân loại bệnh theo 4 mức độ (4 giai đoạn): giai đoạn 1 (nhẹ), giai đoạn 2 (trung bình), giai đoạn 3 (nặng), giai đoạn 4 (rất nặng). 

Điều trị bệnh phổi TNMT theo từng giai đoạn. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: salbutamol, terbutaline, fenoterol… hoặc kết hợp với kháng cholinergic như: ipratroium, oxitropium… có thể dùng bất kì giai đoạn nào khi có cơn khó thở. Từ giai đoạn 2, bệnh nhân được cho dùng thêm thuốc giãn phế quản tác dụng dài như: salmerterol, formoterol… Từ giai đoạn 3, bệnh nhân được cho dùng thêm các thuốc corticoid dạng hít như khi có các đợt khó thở cấp tái phát. Đến giai đoạn 4, bệnh nhân được cân nhắc cho dùng thêm oxy lâu dài. 

Người mắc bệnh phổi TNMT có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường thở hoặc ô nhiễm không khí. 

Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong. 

Chẩn đoán và phân loại đúng bệnh sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và thuốc thích hợp với từng cá thể bệnh nhân. Ảnh minh họaVới bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thể dục điều độ còn tăng cường hoạt động các cơ hô hấp, mang lại nhiều lợi ích như làm giảm bớt cảm giác khó thở, giúp máu lưu thông tốt, cơ thể dùng oxy tốt hơn nên làm giảm số lần xuất hiện đợt cấp, giảm số lần nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. 

Bệnh nhân COPD thường có đặc điểm khó thở và chán ăn kéo dài do đó có thể để bệnh nhân thở oxy trong khi ăn. Để chăm sóc tốt phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng: cần chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, hình thức hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn của người bệnh. Nên uống sữa năng lượng cao để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa ăn thay vì 3 bữa để tránh căng dạ dày dẫn đến khó thở, dễ mệt. Lưu ý không dùng các đồ dùng có gas hoặc thức ăn sinh hơi, tránh ăn vội vã để gây mệt và nuốt khí vào bụng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...