789

Bệnh quai bị gây vô sinh như thế nào?

Thứ Tư, 22/05/2019 06:56 AM (GMT+7)

Bệnh quai bị thực chất là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị hoặc kiêng cữ, bệnh có thể gây các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh

dau-hieu-vo-sinh-khi-bi-quai-bi

Bệnh quai bị là gì?

- Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.

- Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi.

- Quai bị có thể gặp ở mọi lứa tuổi,đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.

- Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.

- Khi đã mắc bệnh hoặc đã được chủng ngừa, hầu hết sẽ miễn dịch đối với bệnh quai bị.

Bị vô sinh khi mắc quai bị thường do chủ quan

Bác sĩ Trung Cấp - BV Nhiệt đới TW - cho biết: "Sau khi tiếp xúc với virus bệnh quai bị khoảng 14 - 24 ngày, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm và ở phần tai, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh".

Bác sĩ cũng cho biết, bệnh quai bị tuy lành tính, ít gặp ở người lớn nhưng thường rất nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Biến chứng của bệnh quai bị được nhiều người lo ngại nhất chính là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, viêm buồng trứng. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có tỷ lệ 20 - 35% ở người sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3 - 7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Còn đối với viêm buồng trứng có tỷ lệ 7% ở nữ giới sau dậy thì và ít dẫn đến vô sinh.

Thực tế, ở nam giới, cứ khoảng 10 người bị quai bị thì 2 - 3 người bị viêm tinh hoàn, tức số người bị viêm tinh hoàn một bên và hai bên sẽ chiếm từ 20 - 30%, thường gặp ở thanh thiếu niên đã dậy thì. Đa số bị viêm tinh hoàn một bên, một số trường hợp bị viêm tinh hoàn hai bên, chỉ những trường hợp bị teo luôn cả hai tinh hoàn mới dẫn đến việc khó có con hoặc vô sinh. Ngoài việc tiêm chủng cho người chưa mắc bệnh thì không có thuốc đặc trị cho người đang mắc bệnh quai bị cũng như không có thuốc ngăn chặn tinh hoàn không bị viêm hay teo. Các thuốc dùng chỉ để điều trị triệu chứng như là chống viêm phù nề, giảm đau, hạ sốt.

 Những dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị

Như vậy, có thể thấy biến chứng nghiêm trọng nhất của quai bị có thể là gây vô sinh. Người bệnh nên chú ý với những dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị có thể cảnh báo như: Với nam giới: Sốt cao, đau đầu, sưng đau tinh hoàn…Còn với nữ giới: Sốt cao, đau bụng dữ dội…

Phòng bệnh

Tiêm vắc- xin: Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc- xin phòng bệnh quai bị thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR).

Trẻ em từ 9 tháng – 12 tháng tuổi: Tiêm 3 lần

- Lần 1: lúc 9 tháng tuổi

- Lần 2: sau lần 1 sáu tháng

- Lần 3: từ 4-12 tuổi

Trẻ em từ 12 tháng - 5 tuổi: tiêm 2 lần

- Lần 1: lúc 12 tháng tuổi

- Lần 2: từ 4-12 tuổi

Khi bị bệnh: Người bệnh phải nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.

Bệnh quai bị thực chất là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị hoặc kiêng cữ, bệnh có thể gây các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh, những biến chứng do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm tinh hoàn, nam giới cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời. Hiện đã có vắc-xin phòng bệnh quai bị, trẻ em hoặc tuổi vị thành niên nên chủ động tiêm để phòng ngừa căn bệnh này.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...