Bệnh quai bị và những dấu hiệu nhận biết không thể coi thường

Thứ Sáu, 05/10/2018 11:21 AM (GMT+7)

Quai bị là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể mắc nhưng khả năng thấp hơn. Bệnh dễ lây lan và thường phát triển thành dịch vào thời gian mà tiết trời ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại sinh sôi phát triển ví dụ như mùa xuân.

Hãy cùng điểm qua các dấu hiệu khi mắc bệnh quai bị nhé !

Cảnh giác với bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, không di truyền. Bệnh quai bị rất phổ biến ở Việt Nam. Bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa Đông – Xuân.

Từ niêm mạc miệng, mũi, họng, virus tấn công vào máu gây ra các triệu chứng nhiễm trùng thời kỳ đầu. Virus đột nhập vào các tuyến nước bọt (thường là các tuyến mang tai), thần kinh v.v… và sinh sôi, làm các cơ quan này bị viêm cục bộ. Virus này đôi khi có thể đi ngược lại, từ tuyến nước bọt di chuyển vào máu gây tổn thương.

Đa số các trường hợp quai bị đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% trường hợp có những biến chứng như: sẩy thai tự nhiên (nhất là phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ), bị điếc, sưng phù nề tinh hoàn, tổn thương buồng trứng v.v… Các biến chứng này thường gặp ở người trưởng thành trẻ tuổi bị biến chứng quai bị.

Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ miệng hoặc mũi của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em và người lớn

- Xuất hiện những cơn sốt cao 38-39°C.

- Đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém.

- Sốt cao liên tục từ 24 đến 28 giờ, xuất hiện viêm tuyến mang tai.

- Lúc đầu sưng một bên trước tai, sau 1-2 ngày thì sưng tiếp bên kia.

- Hai bên sưng thường không cân xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ, bị lệch)

- Tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, có khi biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ.

- Da ở vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau.

- Nước bọt ít, đặc quánh.

- Đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt. Đau sẽ lan dần ra tai.

- Họng viêm đỏ.

- Sưng hạch góc hàm.

- Vẫn sốt, đau đầu, có thể có nhịp tim chậm.

- Có thể kèm viêm tuyến dưới lưỡi, dưới hàm.

Ngoài ra khi đi xét nghiệm, dấu hiệu nhận biết bệnh rõ nhất là: Bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm, lympho tăng tương đối, Amylaza máu và nước tiểu đều tăng…

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Người có dấu hiệu bị quai bị phải nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học. Thời gian cách ly trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.

- Không nên tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.

- Vệ sinh cá nhân và nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ luôn đảm bảo vệ sinh.

- Không được sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩa, v.v…) với người bị nhiễm bệnh .

- Vệ sinh sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ…thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

- Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

- Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động là cách tốt nhất.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....