789

Bệnh suyễn gây hại gì cho sức khỏe trẻ em

Thứ Hai, 11/02/2019 06:14 PM (GMT+7)

Hen suyễn ở trẻ em là một căn bệnh cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Bởi đây là một bệnh mà trẻ em rất dễ gặp phải, nếu không biết cách chữa trị có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Biến chứng nặng cần phải nhập viện và có thể tử vong.

Empty

Hen suyễn là gì ?

Đây là một bệnh thiên về đường hô hấp. Tình trạng hen suyễn thường làm cho trẻ thở khó nhọc hơn. Và hơn nữa trẻ còn rất dễ bị dị ứng với các chất kích thích.

Nhịp thở không đều khiến cho phế quản bị phù nề, tiếng thở phát ra khò khè, mệt nhọc. Hen suyễn là bệnh có tính chất di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh hen suyễn có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm viện vì hen suyễn bị biến chứng xẹp phổi. Khi hen ổn định hơn, tình trạng này sẽ khỏi.

Nhiễm khuẩn phế quản: Khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm không khí cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, khiến triệu chứng bệnh hen suyễn nặng hơn.

Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở trẻ bị hen suyễn sẽ giảm dần theo thời gian dẫn đến thể tích khí thở ra ít và khí cặn tăng. Tình trạng này còn được gọi là bệnh khí phế thũng.

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt hơn, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc quá sức hay ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ dẫn đến bị tràn màng phổi, tràn khí trung thất.

Tâm phế mạn tính: Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy khó thở khi hoạt động quá sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn, gan có thể to hay mấp mé bờ sườn. Thời gian dài dẫn đến tâm phế mạn tính của bệnh nhân hen suyễn khác nhau, có thể kéo dài từ 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.

Ngừng hô hấp kèm theo bị tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy não.

Suy hô hấp: Thường gặp ở những bệnh nhân hen cấp tính nặng hay hen ác tính. Bệnh nhân bị khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở bằng máy hỗ trợ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Cha mẹ nên làm gì để phòng bệnh hen suyễn cho trẻ

Empty

Cần mặc ấm cho trẻ vào mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen. Tắm ở phòng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc quần áo cho trẻ.

Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như: quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa nóng để sau khi tắm xong là cháu được tiếp xúc với khí ấm. Hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện những cơn hen suyễn trên trẻ đã có sẵn tiền sử bị hen.

Bệnh hen suyễn về có bản thì khá đơn giản nhưng nếu cha mẹ không quan tâm và phòng ngừa đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề. Tốt nhất nên phòng tránh để trẻ không phải sống chung với bệnh tật cha mẹ nhé!

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...