Bệnh tự kỷ ở trẻ và những biểu hiện mà mẹ nên biết

Chủ Nhật, 23/09/2018 04:52 PM (GMT+7)

Theo các bác sĩ, các triệu chứng tự kỉ ở trẻ đã bắt đầu bộc lộ từ khi được 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu tinh ý, trong nhiều trường hợp, các bà mẹ có thể phát hiện những bất ổn của con mình sớm hơn nhiều, thậm chí trước 1 tuổi...

Thông qua sự thờ ơ của bé với mọi người xung quanh, không giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi được gọi hay hỏi chuyện…là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé có bị tử kỷ hay không.

1. Khiếm khuyết  về quan hệ xã hội

trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Trẻ không giao tiếp, không biểu hiện tình cảm ngay cả với mẹ (không hề bám mẹ). Những đứa trẻ bình thường khoảng 9-10 tháng tuổi nếu ở cạnh trẻ khác thường có động thái làm quen như cười, chạm vào bạn, xin – cho đồ chơi hay thức ăn; trẻ có thể khoe  đồ chơi hoặc quần áo mới… nhưng TTK không thế.

2. Khiếm khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

Trẻ rất chậm nói (trẻ 16-17 tháng phải nói được các từ đơn), hoặc biết nói sớm nhưng sau đó lại thôi, nói không rõ tiếng hoặc nói linh tinh không có nghĩa, có trẻ không sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc, ý muốn mà lại sử dụng hành vi như đập phá, la hét, cắn, nhéo….

3. Chơi tưởng tượng

Trẻ tự kỷ không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình và rất thích gắn bó với những đồ vật bất thường, hiếu động quá mức. Việc hướng dẫn trẻ tự kỷ biết chơi một trò nào đó thường rất gian nan. Trẻ không biết dùng đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném, hoặc chơi không đúng chức năng… Gần 100% trẻ tự kỷ xem quá nhiều quảng cái trên ti vi, quay vòng tròn không nghỉ, tay chân hay vê xoắn…

Sự tập trung: trẻ không chú ý đến những gì xảy ra xung quanh, không nhìn vào mắt người khác, không chú ý hoặc rất ít khi chú ý tới một hành động nào đó cụ thể.

4. Tác phong lặp đi lặp lại

Trẻ tự kỷ thường rất máy móc, và thực hiện các hành động được lặp đi lặp lại. Chẳng hạn nếu mẹ dẫn đi nhà trẻ nếu tránh một cái cây hay thùng rác thì lần sau nhất thiết cũng phải đi như vậy. Nếu phải thay đổi, trẻ sẽ phản ứng dữ dội như gào khóc, cắn cấu. Hầu hết các bệnh nhân có chứng tự kỉ đều có các hành vi lặp đi lặp lại như: nhón chân, vặn tay, xoay tay…

5. Ít có khả năng chăm sóc bản thân

Trẻ thường khó khăn trong việc tự phục vụ mình như đi tất, đội mũ, mặc áo, vệ sinh…Cử chỉ, thao tác luôn lóng ngóng, vụng về.

Phần lớn các em bé tự kỷ thường hiếu động thái quá, do không có khả năng hình dung ra sự nguy hiểm nên hay có những hành động như trèo lên đứng vắt vẻo trên lan can… Ngược lại, một số ít trẻ có xu hướng thu mình, ít vận động.

Với một số trẻ "thần đồng" như sớm biết làm toán, đọc chữ, nói tiếng Anh…, các bậc cha mẹ cũng nên nghĩ đến tự kỷ nếu có các biểu hiện vừa nêu trên. Ở trẻ tự kỉ, những khả năng đặc biệt đó thường tự biến mất sau một thời gian.

Tuy nhiên bệnh tự kỷ ở trẻ vẫn có thể khắc phục với điều kiện bệnh được phát hiện sớm. Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....