Bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề

Thứ Hai, 25/03/2019 05:53 PM (GMT+7)

Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản mạn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như lao phổi, ung thư phế quản…

Empty

Viêm phế quản mạn tính - một trong những bệnh lý về hô hấp đặc biệt nguy hiểm

Viêm phế quản mạn tính là bệnh thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh hay gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi, trong đó chủ yếu ở người cao tuổi, nam giới thường gặp nhiều hơn nữ giới.

Viêm phế quản mạn tính ở NCT rất đa dạng, thêm vào đó là do sức đề kháng giảm, vì vậy, các tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển dễ dàng hơn.

Thực ra, cho đến nay chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn gây viêm phế quản mạn tính, tuy vậy, có những yếu tố nguy cơ đã được xác nhận, đó là, do tuổi tác. Tuổi càng cao, đa số sức đề kháng càng giảm, trong khi đó vai trò gây bệnh của vi sinh vật luôn rình rập.

Đó là những người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, đông người, nhất là người có tuổi cao khi mắc bệnh viêm phế quản mạn tính rất dễ tái phát hoặc luôn luôn tiếp xúc với khói, bụi (khói bếp, bụi than, bụi đường, bụi của các khu công nghiệp chế biến...).

Đó là, sự dinh dưỡng không đầy đủ, hút thuốc, nghiện rượu, bia, đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính (viêm mũi, viêm họng, viêm xoang…) hoặc bệnh mạn tính của đường hô hấp dưới (hen suyễn, giãn phế quản, khí phế thũng…) không được chữa trị đến nơi đến chốn.

Viêm phế quản mạn tính còn liên quan mật thiết đến hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào), do tác động của khói thuốc, và các chất độc trong khói thuốc làm cho phế quản luôn luôn bị tổn thương khó hồi phục.

Giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính chính là tình trạng suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết nhiều, gây tắc nghẽn.

Empty

Các chuyên gia hô hấp cho biết, viêm phế quản mạn tính được coi là một trong những bệnh lý về hô hấp đặc biệt nguy hiểm, bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và kéo dài từ 5 – 20 năm. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính chính là nguồn cơn của hen phế quản. Chứng bệnh này gây sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè.

Suy hô hấp: Những người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản, bệnh sẽ có nguy cơ trở nặng hơn và gây ra suy hô hấp. Lúc đó, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn.

Một số biến chứng đặc biệt nguy hiểm khác: Viêm phế quản mạn tính không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh khác như: ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, phổi bị ứ đọng với những người bị suy tim.

Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. Viêm phế quản mạn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại Viêm phế quản mạn tính lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Viêm phế quản mạn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người cao tuổi.

Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn 2 phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính là phương pháp Tây Y và Đông Y. Tuy nhiên, để điều trị viêm phế quản mạn tính dứt điểm người bệnh phải đi từ nguyên nhân gây ra bệnh.

Đặc biệt, để chữa viêm phế quản mạn tính người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý kê đơn sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Cách phòng bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già

 Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói.

Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.

Tránh lạnh đột ngột, khi thời tiết chuyển mùa, nhất mưa nhiều, lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực.

Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.

Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...