Bí kíp giúp bạn chăm sóc tốt hơn ông bà, cha mẹ của mình

Thứ Hai, 15/04/2019 04:33 PM (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi bạn phải cần hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.

cham-soc-nguoi-cao-tuoi-2

Tuổi tác càng cao, người già càng trở nên “khó chiều”, không những về sức khỏe mà cả vấn đề về tâm lý. Làm sao để người già luôn vui vẻ, khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc và giúp bạn chăm sóc tốt hơn ông bà, cha mẹ của mình.

Không xem việc ăn uống kém là bình thường

Ở người già, cảm giác ở lưỡi bị giảm đi, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng giảm đáng kể khiến việc ăn uống trở nên kém ngon. Đối với những người ngoài 70 tuổi, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo khiến việc nhai nuốt gặp nhiều khó khăn. Vì thế, không nên xem vấn đề này là bình thường mà phải quan tâm đến chế độ ăn uống nhiều hơn để đảm bảo về mặt dinh dưỡng.

Đầu tiên, cần đa dạng hóa món ăn cũng như chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để người già có đủ nguồn dinh dưỡng đồng thời dễ tiêu hóa, hấp thụ. Thức ăn dành cho người già cần phải mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa, khẩu vị vừa phải, không nóng quá, không lạnh quá, không nhiều dầu mỡ thay vào đó là sử dụng dầu thực vật, tăng cường các loại rau củ quả. Ngoài ra đối với việc chăm sóc người già để đảm bảo người già được bổ sung đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết, có thể chủ động cho uống 1 – 2 ly sữa dành cho người lớn tuổi mỗi ngày.

Tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao

Việc duy trì các hoạt động thể chất, hoạt động cộng đồng với người các tuổi là vô cùng cần thiết. Điều này còn giúp cho người cao tuổi nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, có cơ hội giao tiếp với nhiều người, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, sức khỏe nâng cao.

Thực tế cho thấy ít vận động khiến sức khỏe và trí tuệ của người cao tuổi giảm sút, thể lực suy giảm nhanh chóng, dễ mắc bệnh, tâm lý không tốt, nhanh bị lẫn và giảm khả năng để điều khiển được tâm trí.

Hãy để cho ông bà, cha mẹ chúng ta được làm những công việc vừa sức mà họ yêu thích. Bạn cũng nên chủ động liên hệ và tạo điều kiện cho các cụ tham gia các câu lạc bộ hưu trí, các nhóm hoạt động dành cho người cao tuổi. Từ đó, người cao tuổi sẽ không còn cảm thấy vô dụng, thêm năng động, khỏe khoắn và yêu đời hơn.

Đừng để phát sinh bệnh mới đến gặp bác sĩ

Khi về già, các cơ quan của cơ thể bắt đầu lão hóa, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thấp, các bệnh về xương khớp, loãng xương, tim mạch, huyết áp, tai biến,… luôn tiềm ẩn phát sinh gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, đừng để các bệnh này bộc phát mới đến bệnh viện, hãy đưa ông bà, cha mẹ hoặc những người lớn trong gia đình đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ từ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế uy tín. Việc làm này sẽ đảm bảo rằng chúng ta luôn hiểu rõ tình trạng sức khỏe của họ, từ đó có những định hướng điều trị hay điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe cũng như chăm sóc người già một cách tốt nhất.

Nên chú ý đưa ông bà, cha mẹ đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lầnNên chú ý đưa ông bà, cha mẹ đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần

Không để người già có cảm giác tủi thân

Do những thay đổi thể chất và tâm lý, người lớn tuổi có thể mất đi một số khả năng tự chăm sóc bản thân. Điều này khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc trở nên khó chịu, dễ cáu gắt và thường xuyên có cảm giác mình thừa thãi, bị lãng quên. Đồng thời, đa phần họ khó hòa nhập với cuộc sống năng động của những người trẻ trong gia đình nên dễ cảm thấy cô đơn. Vì thế khi chăm sóc người già nên đặc biệt lưu ý: tạo cho người già tâm lý gần gũi, được sẻ chia khi ở cùng con cháu.

Đặc biệt đối với những người ngoài 50 họ thường có mong muốn được đi du lịch, về thăm quê hương, vì vậy nên khuyến khích, tạo điều kiện cho họ thực hiện mong ước của mình hoặc dành thời gian tổ chức những chuyến đi gia đình.

Chăm sóc bản thân trước khi chăm sóc người khác

Việc chăm sóc người già, đặc biệt là người già gặp các vấn đề về sức khỏe khiến người chăm sóc gặp một số khó khăn trong việc sắp xếp thời gian chăm sóc cho bản thân mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh để chăm sóc những người thân yêu cũng như khiến họ luôn cảm thấy lạc quan và không trở thành gánh nặng, người chăm sóc cần tự chăm sóc bản thân.

Những vấn đề cần đặc biệt lưu ý đối với những người chăm sóc là nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia sẻ công việc với những người xung quanh, cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng như đảm bảo bản thân cũng có những khoảng thời gian riêng để giải trí.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...