Bí mật thai kỳ có thể mẹ chưa biết

Thứ Sáu, 09/11/2018 02:03 PM (GMT+7)

Mang thai không phải lúc nào cũng "xuôi dòng bén giọt" như nhiều mẹ nghĩ đâu nhé!Để đón được một thiên thần nhỏ chào đời, mẹ sẽ phải mất 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Không thể không kể đến những mệt mỏi, đau đớn do cơ thể thay đổi khi có sự xuất hiện của bé yêu trong cơ thể.

Mang thai không phải lúc nào cũng "xuôi dòng bén giọt" như nhiều mẹ nghĩ đâu nhé!Để đón được một thiên thần nhỏ chào đời, mẹ sẽ phải mất 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Không thể không kể đến những mệt mỏi, đau đớn do cơ thể thay đổi khi có sự xuất hiện của bé yêu trong cơ thể. Nhưng dường như chưa hết đâu mẹ nhé. Trong thai kỳ, mẹ sẽ còn phải "chiến đấu" với những cơn ốm nghén, ợ nóng, táo bón... Dù mệt mỏi là thế nhưng đây cũng chính là khoảng thời gian để trải nghiệm những ngày đầu làm mẹ, cùng gắn kết tình yêu thương mẹ-con. Và người xưa nói chẳng sai "có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", những đau đớn, mệt mỏi này mới chỉ là thử thách đầu tiên trong hành trình nuôi con thôi đấy các mẹ nhé!

0001

Hãy cùng đi khám phá những điều bí mật trong thai kỳ mà có thể chưa ai nói với bạn!

Chảy máu cam

Bạn đừng quá lo âu và sợ hãi khi bị chảy máu cam thường xuyên trong lúc mang thai. Các mạch máu ở vùng mũi quá mỏng manh, vì thế, khi tình trạng lưu thông máu trong cơ thể tăng lên, chúng rất dễ vỡ.

Choáng váng

Bạn khó tránh khỏi sự choáng váng khi bầu bí, nguyên nhân là do những thay đổi trong hệ tuần hoàn máu. Gặp trường hợp này, bạn nên nằm hoặc ngồi xuống càng nhanh càng tốt ngay khi bắt đầu cảm thấy đau đầu nhẹ. Nếu bạn thường xuyên bị choáng váng, khi đi khám thai bạn nên cho bác sĩ biết.

Những cơn ác mộng

Ngày sinh cận kề, những cơn ác mộng có thể đến quấy rầy bạn. Lý do chính là bởi cuộc sống của bạn đang có những thay đổi rất lớn. Vì thế, não của bạn cũng “tăng năng suất” để thích nghi với những thay đổi này.Chảy máu nướu

Lợi (nướu) rất dễ chảy máu trong thời gian này, bạn nên đi khám răng vì chúng có thể ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra, sự giữ nuớc sẽ hạn chế tầm quan sát của mắt.

Sưng phù chân tay

Sự giữ nước và căng phù có thể gây ra đau nhức ở cổ tay. Bạn sẽ có kinh nghiệm về điều này khi bắt đầu xuất hiện cảm giác nóng tê trong lòng bàn tay như thể chúng bị ghim kẹp.

02

Rạn da

Những đường rạn nứt nhỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể bạn, nhất là ở vùng bụng, hông, đùi và mông. Bạn có thể thoa kem chống rạn da dành cho phụ nữ mang thai để giúp da mềm mại, đàn hồi tốt và hạn chế các vết nứt.

Đau nhức chân

Chân đau nhức, bàn chân sưng phù. Các bà mẹ trẻ có thể chưa từng gặp triệu chứng này trước khi có thai. Bạn nên ngâm chân với nước muối ấm để giảm sưng. Lúc ngủ, đừng quên gác hai chân lên gối, cao hơn so với đầu nhé.

Cơ thể phát phì

Khi bào thai phát triển to, toàn thân bạn căng phù, điều ấy đồng nghĩa với da bạn đang giãn ra. Đừng quá lo lắng! Cơ thể bạn sẽ săn gọn lại sau khi sinh vài tháng thôi mà!

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...