Bí quyết giữ gìn trí tuệ minh mẫn cho người cao tuổi

Thứ Bảy, 26/09/2020 08:34 AM (GMT+7)

Bước vào độ tuổi ngũ tuần, nhiều người lo lắng khi khả năng ghi nhớ dần giảm sút. Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn có thể duy trì được sự minh mẫn nếu biết cách chăm sóc sức khoẻ não bộ từ sớm.

Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể bị lão hoá, dẫn đến nhiều thay đổi và cả bệnh lý. Bên cạnh các thay đổi nhìn thấy được như tóc bạc, da nhăn, lưng gù…, người thân cần cảnh giác hơn với nhiều căn bệnh có diễn tiến âm thầm. Cùng nằm trong nhóm bệnh khó phát hiện sớm, suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây hậu quả khó lường.

Khi suy giảm trí nhớ trở nặng, những bất tiện không chỉ dừng ở việc hay quên mà người cao tuổi có thể đánh mất hoàn toàn ý thức và mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải lệ thuộc vào người thân. Để phòng ngừa những hậu quả không đáng có và đặc biệt là tăng cường sức khoẻ não bộ, bạn có thể cùng cha mẹ thực hiện 6 cách đơn giản sau.

Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ

Người có biểu hiện suy giảm trí nhớ thường lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ được như bất chợt quên từ ngữ diễn đạt điều muốn nói, quên đồ vật, địa chỉ… Nguy hiểm hơn, các biểu hiện vừa kể còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh khác liên quan đến não bộ như sa sút trí tuệ, Alzheimer…

6-bi-quyet-giu-gin-tri-tue-minh-man-cho-nguoi-cao-tuoi-suc-khoe--1-1600910824-31-width660height440

Bệnh lý liên quan đến trí nhớ thường chỉ phát hiện khi có sự thăm khám của bác sĩ (Ảnh: Shutterstock)

Chính vì thế, việc thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần và thực hiện các kiểm tra liên quan đến trí nhớ cần được xem là giải pháp nên và phải duy trì để giữ được sự minh mẫn cho người cao tuổi.

Thường xuyên kết nối, trò chuyện cùng bạn bè, người thân

Nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women ở Boston cho thấy những người cao tuổi thường xuyên duy trì tương tác với xã hội, giao tiếp với nhiều người xung quanh có khả năng nhận thức, ghi nhớ tốt hơn. Chính vì thế, thay vì giữ tâm lý lo sợ cha mẹ “tuổi cao, sức yếu” cần hạn chế đi lại, bạn nên khuyến khích và tạo điều kiện để cha mẹ thường xuyên gặp gỡ “bạn già”, tham gia các buổi họp mặt của dòng họ…

"Tập thể dục" cho não

Đánh cờ, tìm điểm khác biệt giữa 2 hình ảnh, giải ô chữ, giải câu đố… là các trò chơi “luyện não” đơn giản mà tất cả mọi người có thể cùng ngồi lại chơi với cha mẹ, ông bà. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể hỏi lại cha mẹ số điện thoại của người thân trong gia đình, hỏi thăm thông tin của một người bà con lâu ngày chưa gặp… Tất cả đều giúp trí óc được hoạt động thường xuyên, duy trì chức năng não.

Giữ tư duy tích cực, cười nhiều hơn

Theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu phát hiện ra cười nhiều sẽ giúp não bộ người cao niên khoẻ mạnh hơn. Khi cười cơ thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh endorphin và truyền dopamine đến não bộ. Hai “hormone hạnh phúc” này giúp giảm stress, ngủ ngon và đặc biệt có lợi cho nhận thức, thúc đẩy sự sáng tạo của não.

Giữ lối sống khoa học

Thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục thể thao luôn là “bộ tứ” quen thuộc mỗi khi nhắc đến các biện pháp giữ gìn sức khoẻ não bộ nói riêng và sức khoẻ nói chung.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...