Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Thứ Bảy, 02/06/2018 08:43 PM (GMT+7)

Bệnh tiểu đường được xếp vào những bênh nguy hiểm nhất hiện nay. Giống như ung thư hay HIV, bệnh tiểu đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, có tới khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh đã có biến chứng. Biến chứng của căn bệnh này thì có rất nhiều và chủ yếu chia thành 2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính.

Biến chứng cấp tính

Hiện tượng xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, rất dễ gây tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân là do hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức, không ăn mà vẫn dùng thuốc, uống rượu bia nhiều, tập luyện quá sức... Khi đó, bạn sẽ thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hôi, choáng váng, đánh trống ngực.

Nếu như hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình thì chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, uống cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh tảo lại bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Nếu hạ đường huyết ở thể nặng thì phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh chóng và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%.

Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.

Biến chứng mạn tính

Bệnh tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh về mắt

Mắt mờ chưa chắc là đã cần thay kiếng, nhưng rất có thể là do đường trong máu quá cao vào lúc đó. Hạ lượng đường trong máu xuống có thể giúp thị lực khá ngay. Những mạch máu nhỏ dễ nghẽn và bị bể trong lòng mắt (retina) là nguyên nhân chính gây ra mù lòa tại Mỹ. Chúng ta nên để ý những triệu chứng như là mắt mờ, thấy chấm đen trước mặt, đau mắt, nhìn thấy cái gì cũng hai hình cả, đèn chớp chớp trước mắt (flashing lights), hay không nhìn thấy những hai phía bên cạnh. Những người bệnh tiểu đường cũng hay dễ bị cườm nước (glaucoma) và cườm khô (cataract). Những năm đầu vừa mới bị tiểu đường thì thường không có triệu chứng, nhưng chúng ta cũng phải đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần để bác sĩ có thể phát hiện sớm những thay đổi trong retina và chữa trị cho đúng cách.

Hư thận

Tiểu đường là một trong những nguyên do chính làm hư thận tại Mỹ, với khoảng 4000 trường hợp ở giai đoạn cuối (end stage renal disease) được phát hiện mỗi năm. Tiểu đường loại 1 chóng bị hư thận hơn loại 2. Ðuờng lưu thông cao trong máu lâu ngày sẽ làm hư những mạch máu nhỏ, dẫn đến hư thận. Khi thận bị hư hoàn toàn bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, người bị phù, khó thở, mê sảng vào giai đoạn cuối vì do thận không lọc nước tiểu và các chất độc và dơ trong máu do cơ thể phát ra. Áp huyết sẽ lên cao. Một khi thận bị hư hại hoàn toàn chỉ còn cách duy nhất để duy trì tính mạng là dùng máy lọc thận (dialysis). Thử nước tiểu đo microalbumin thường xuyên hàng năm sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm để kịp thời chữa trị làm cho thận hư chậm lại. Dùng thuốc để giữ cho lượng đường luôn luôn càng gần mức bình thường, giữ áp huyết cho dưới 130/80, ăn uống bớt chất đạm và ăn nhạt là điều tối cần thiết để bảo tồn chức năng thận.

Bệnh thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

Tai biến mạch máu

Bệnh nhân rất dễ bị chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm bán thân bất toại đa số là do bị bệnh mỡ cùng với áp huyết cao mà bệnh nhân tiểu đường hay gặp phải. Thống kê cho thấy là 65% tử vong ở bệnh nhân tiểu đường là do tai biến mạch máu mà ra. Nguyên nhân chính là mỡ, đường lâu ngày làm nghẽn và cứng các động mạch khiến cho máu không lưu thông tới được các bộ phận cần thiết. Bệnh nhân phải để ý đến những triệu chứng như là khó thơœ, mệt, đổ mồ hôi, đau ngực khi làm việc hơi nặng. Bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ, mất lông chân là những triệu chứng nghẽn mạch dẫn máu về chân. Kiềm giữ lượng đường ở mức tốt (hba1c dưới 7%) sẽ giúp giảm tyœ lệ nguy cơ biến chứng. Thể dục hay thể thao thường xuyên, tránh béo phì, uống thuốc chống mỡ cao, hạ áp huyết, không hút thuốc, uống một viên Aspirin 81 mg mỗi ngày.

Bệnh ngoài da

Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt. Bệnh nhân mập mạp thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Da bị nấm sẽ đỏ rát, có mụn nước, đau đớn, ngứa ngáy rất là khó chịu (candidiasis). Chúng ta phải để ý làn da nhất là ở phía dưới chân thường xuyên, xem xét những chỗ bị đỏ, đổi màu, mọc mụt nước làm ngứa ngáy, đều có thể gây nhiễm trùng.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Cùng với đó, chế độ ăn uống cần sắp xếp hợp lý, giảm đạm (0,8 gam/kg cân nặng/ngày), hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Bạn cũng cần tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó điển hình các loại thảo dược như khổ qua - có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết.

Cách phòng chống tốt nhất các biến chứng mạn tính là quản lý tốt nồng độ đường máu, luôn giữ nộng độ đường máu ở mức bình thường. Nên khám bệnh theo định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng nếu có. Cần thực hiện tốt lời khuyên của bác sĩ.

 

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....