Bộ Y tế đề xuất bán rượu bia vào 3 khung giờ nhất định

Thứ Hai, 16/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Theo dự thảo lần 2 Phòng chống tác hại của rượu bia vừa đươc công bố, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án điều chỉnh khung giờ bán rượu bia tại Việt Nam.

Theo Thứ trưởng bộ y tế Nguyễn Thanh Long: bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra 60% tai nạn giao thông; 30% mất an toàn trật tự xã hội.

Cụ thể, có khoảng 70% người dân Việt Nam ít nhiều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của rượu bia. Rượu bia gây ra thiệt hại cả về kinh tế lẫn sức khỏe. Rượu là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong số 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu cho con người. Tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, tim mạch, ung thư…

Trong dự thảo lần 2 luật Phòng chống tác hại của rượu bia mới công bố, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án điều chỉnh khủng giờ cấm bán rượu. Trong dự thảo lần 1, Bộ Y tế đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ gây nhiều tranh cãi trong dư luận về tunsh khả thi.

3 phương án được đưa ra theo dự thảo lần 2 luật Phòng chống tác hại rượu bia là:

 Phương án 1: Chỉ được bán rượu bia trong khoảng thời gian từ 11-14h và 17-22h hàng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.

Phương án 2: Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6-22h

Phương án 3: Thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ trong trường hợp cần thiết căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tác hại rượu bia.

Để đảm bảo an toàn giao thông, dự thảo đề xuất mọi người điều khiển ô tô, xe kéo, x e máy chuyên dùng, lái máy bay, tàu hỏa, các phương tiện đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông.

Với các phương tiện mô tô, xe máy phổ biến còn lại, Bộ đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu vượt quá 30mg/100ml máu hoặc 0,15mg/lít khí thở khi tham gia giao thông.

Quy định hiện hành là nồng nộ cồn trong máu không vượt quá 50 đến 80 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phương án 2: Người điều khiển mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50 mg/100 ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…

Theo thống kê, hiện có gần 20 quốc gia cấm người điểu khiển phương tiện giao thông uống rượu bia và khoảng 20 nước quy định nồng nộ cồn trong máu không được vượt quá 20 miligam/100 ml.

Thông thường, chỉ cần uống 65ml rượu 40 độ, tương đương 1 chén rượu trung bình hoặc nửa lít bia, sau 30 phút, nồng độ cồn trong máu có thể đạt tới 50 miligam/100ml máu.

Dự kiến, dự án luật Phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình QH vào tháng 10 tới, với 6 chương, 22 điều.

System

Cùng chuyên mục

Dịch vụ y tế cần phải đa dạng và chuyên nghiệp để đưa "dòng chảy ngược trở lại Việt Nam" hậu COVID-19

Những thành công bước đầu trong phòng chống, điều trị COVID-19 giúp Việt Nam có một diện mạo mới trong mắt...

Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế

Về lâu dài, cần đưa nội dung xây dựng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi vào nội dung...

Những lo ngại về nguy cơ dịch bệnh hè - thu bùng phát năm 2018

Thời tiết đang có những biến chuyển mạnh mẽ giữa mùa hè sang mùa thu rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền...