Cà chua hỗ trợ giải độc cơ thể như thế nào?

Thứ Ba, 14/05/2019 08:07 AM (GMT+7)

Lycopen đặc biệt dồi dào trong quả cà chua không chỉ giúp chống ôxy hóa mạnh mẽ mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và có tác dụng giải độc.

Các chất chống ôxy hóa trong lycopen giúp bảo vệ gan khỏi tác hại của gốc tự do, cho phép gan hoạt động tối ưu, chuyển hóa và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Các chuyên gia chống lão hóa tin rằng lycopen là cần thiết để duy trì sức khỏe tốt khi chúng ta già đi. Nó tăng cường hệ thống miễn dịch và cho thấy còn thể hiện hiệu quả chống ung thư.

Mặc dù ăn cà chua tươi là rất tốt, nước sốt cà chua chứa nhiều hơn các sắc tố lycopen, nhưng khi nấu chín cà chua tạo ra nhiều lycopen có sẵn, mặc dù được đun ở nhiệt độ cao cũng không làm thay đổi tính chất có lợi sức khỏe của lycopen.

Người dân ở Rochester Hills, Michigan và các nơi khác đã bắt đầu giải độc và nâng cao sức khỏe của mình bằng cách thêm cà chua tươi và các sản phẩm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của họ đã được chứng minh là để giải độc cơ thể và bảo vệ chống lại ung thư vú, da và phổi. Nên ăn 1-2 trái cà chua khi đang tươi hàng ngày.

cachua

Ăn cà chua chín sẽ tốt hơn khi ăn cà chua sống. Nếu ăn cà chua sống cần: Chọn cà chua sống có màu sắc tự nhiên, không bị ủng hay dập nát. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại trừ đi các hóa chất cũng như thuốc trừ sâu.

Một số lưu ý khi ăn cà chua để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.

Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.

2. Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.

Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

3. Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày.

Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

4. Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi.

Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

5. Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

6. Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.

Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....