Các bệnh về mắt mà trẻ sơ sinh thường gặp

Thứ Bảy, 11/01/2020 03:32 PM (GMT+7)

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi học hỏi và nhìn nhận thế giới bên ngoài của trẻ nhỏ, tuy nhiên có rất nhiều bệnh về mắt và các bé sơ sinh gặp phải, dưới đây là một số bệnh phổ biến về mắt của trẻ.

Tắc tuyến lệ: Đây là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ là mắt đỏ, nhiều ghèn chính là do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ của bé khiến nước mắt không thể chảy xuống và tắc nghẽn gây ra.. Mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi, từ điểm khởi đầu là khóe mắt của bé đến điểm kết thúc là hai lỗ mũi để giúp làm thông tuyến lệ. Trong trường hợp bé bị tắc tuyến lệ nặng thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra chỉ định thích hợp.

Đục thủy tinh thể: Những em bé sinh non hoặc gặp một rối loạn nào đó như hội chứng Down sẽ thương gặp khó khăn trong khả năng nhìn. Khi mống mắt bị mờ, đục hay thậm chí là trắng, có thể đó là dấu hiệu bé bị đục thủy tinh thể và cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Theo Washington University School of Medicine, khoảng 20%  đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là do di truyền, trong khi các trường hợp khác là do một loại virus tương tự như bệnh sởi Đức. Phần lớn trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, đeo kính hoặc phẫu thuật.

Cận thị: Với chứng cận thị, bé chỉ có thể nhìn trong phạm vi gần mà thôi. Đây là một bệnh về mắt do di truyền, và để phát hiện sớm, bé cần được đi khám mắt định kỳ khi tròn 6 tháng, 3 tuổi và trước khi vào lớp 1.

Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và làm tổn thương đôi mắt của bé. Mẹ nên theo dõi kỹ và kiểm tra khả năng nhìn, nhanh chóng phát hiện những bất thường ở đôi mắt của con để xử lý kịp thời. Viễn thị: Viễn thị khiến bé nhìn được rõ những thứ ở xa nhưng lại không thể nhìn lại những vật ở gần. Thông thường, các bé sơ sinh thường bị viễn thị nhưng tình trạng sẽ giảm dần một cách tự nhiên. Đến độ tuổi lên 2, lên 3 nếu mắt không phát triển bình thường thì bé sẽ tiếp tục bị tình trạng viễn thị.

Lác, lé mắt: Các cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa phối hợp tốt với nhau có thể làm cho mắt bé trông như bị lé hay lác. Đối với trẻ sơ sinh, thật khó để mẹ khẳng định các bệnh về mắt. Một số tật về mắt như cận thị, nhược thị không được biểu hiện ra bên ngoài và bé cũng còn quá nhỏ, không thể nói cho mẹ biết vấn đề mình gặp phải. Chính vì vậy, mẹ cần đưa con đi khám kiểm tra sức khỏe đúng lịch hẹn theo các mốc quan trọng như 6 tháng, 1 tuổi, 18 tháng, 2 tuổi… để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và điều trị sớm cho bé.

Mắt lười: Mắt lười hay mắt nhược thị là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển không bình thường, khiến thị lực suy giảm. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Để điều trị, trẻ bắt buộc phải sử dụng biện pháp “mắt lười”. Điều này thường được thực hiện bằng cách che mắt tốt lại trong vài giờ mỗi ngày thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng. Nếu phải đeo kính, trẻ sẽ phải đeo kính mọi lúc mọi nơi.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...