Các loại thảo dược người già nên dùng để phòng chống cao huyết áp

Thứ Ba, 22/01/2019 08:06 PM (GMT+7)

Không ít người già bị cao huyết áp đe dọa đến tính mạng khi bệnh tới đột ngột. Tuy nhiên, có những loại thảo dược có trong tự nhiên và gần gũi hàng ngày giúp phòng chống cao huyết áp hiệu quả. Dưới đây là những loại thảo dược giúp người già phòng chống cao huyết áp bạn nên tham khảo.

Empty

Hòe hoa

Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa, cao từ 7-10m, có nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch.

Hòe hoa được thu hái rất đơn giản, lấy cả nụ và hoa hòe về phơi sấy khô. Sau đó ướp với nước sôi để thành một loại trà thanh nhiệt dịu mát, có tác dụng giải nóng trong rất tốt. Hòe hoa sau khi được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng còn được chỉ ra rằng có tác dụng tuyệt vời trong điều trị cao huyết áp.

Công dụng chữa bệnh của Hòe hoa được “Nam dược thần hiệu” - Danh y Tuệ Tĩnh công nhận, ông đã viết: “Hoa hòe có tác dụng trừ phong hạ huyết, quả hòe có tác dụng chữa đầu phong, chóng mặt. Đây đều là các triệu chứng của bệnh cao huyết áp mà ngày nay vẫn thường gọi.”

Y học hiện đại chứng minh: “Trong Hòe Hoa (đặc biệt là Hòe nụ) có từ 6 – 30% rutin. Đây là một loại vitamin P rất tốt cho thành mạch. Thiếu vitamin này, sức chịu đựng của thành mạch sẽ bị giảm, mao mạch dễ bị đứt. Nhờ thế, thành mạch được bền hơn, dai hơn, từ đó, giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.”

Húng quế

Húng quế là loại rau thơm phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Húng quế thường được dùng kèm với nhiều món ăn để tăng hương vị và nó cũng có nhiều tác dụng điều trị các bệnh thông thường. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng rau quế có tác dụng giảm cholesterol xấu và tryglycerid. Do đó, dùng rau húng quế trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao.

Bạc hà

Bạc hà có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày, thanh lọc phổi, giảm stress, … Bên cạnh đó, lá bạc hà cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu và tăng cường sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh, do đó kiểm soát được sự tăng huyết áp.

Empty

Cây lạc tiên

Cây lạc tiên chứa chất flavonoid và alkaloid có tác dụng điều hòa giấc ngủ, tăng chất lượng giấc ngủ, đồng thời chữa chứng lo âu, căng thẳng. Từ đó, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và khẳng định cây lạc tiên có tác dụng tốt đối với người bệnh tăng huyết áp.

Lá kinh giới

Lá kinh giới là một loại lá thơm thuộc họ bạc hà thường được dùng như một loại gia vị trong các món ăn Ý. Lá kinh giới có tác dụng khử trùng, sát khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, lá kinh giới chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo omega - 3, do đó có tác dụng tăng huyết áp.

Oải hương (Lavender)

Nhắc đến oải hương người ta nghĩ ngay tới cánh đồng hoa tím biếc. Thế nhưng bên cạnh vẻ đẹp bề ngoài, oải hương còn có công dụng làm gia vị trong các món ăn và tốt cho sức khỏe. Oải hương giúp giảm stress, căng thẳng, từ đó gián tiếp làm giảm chứng tăng huyết áp và cũng có công dụng ngăn ngừa cao huyết áp.

Lá Brahmi (Rau sam đắng)

 Rau sam đắng hay còn có tên gọi khác là rau đắng biển là loại thảo mộc có ác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm hạ huyết áp.

Tỏi

Tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Chỉ cần ăn tỏi sống hoặc giấm tỏi hằng ngày bạn có thể khống chế được chỉ số huyết áp của mình rồi.

Sơn tra (táo mèo)

Theo y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Từ lâu đời Táo Mèo đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để chữa các bệnh tăng huyết áp cao, viêm khớp, mất ngủ …

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì...

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...