Các mốc thời gian khám thai được khuyến cáo

Thứ Ba, 27/11/2018 07:37 PM (GMT+7)

Ngay sau khi trễ kinh khoảng 6-8 ngày hoặc đã thử bằng que, bạn nên đi khám thai để kiểm tra ngay, xem thai được bao nhiêu tuần hay đã vào tử cung chưa và đã có tim thai hay chưa.

moc-thoi-gian-kham-thai1

Khám thai tuần thứ 5

Ngay sau khi trễ kinh khoảng 6-8 ngày hoặc đã thử bằng que, bạn nên đi khám thai để kiểm tra ngay, xem thai được bao nhiêu tuần hay đã vào tử cung chưa và đã có tim thai hay chưa. Nhưng nếu trong khoảng 5 tuần tuổi, mẹ bầu không nên lo lắng nếu thấy chưa có tim thai vì thời điểm này thai còn nhỏ và mẹ bầu sẽ có lời khuyên hoặc hẹn 1-2 tuần sau kiểm tra lại từ bác sĩ. Trong lần khám thai thứ 1, bạn sẽ biết được tuổi của thai nhi, thai nhi đã nằm trong tử cung chưa.

Khám thai tuần thứ 8

Tuần thứ 7 – 8 là giai đoạn tình trạng ốm nghén xảy ra điển hình nhất trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu đến khám thai sẽ được siêu âm xác định tim thai và chiều dài phôi thai để biết thai có phát triển đúng theo tuổi hay không. Ngoài ra còn khám lâm sàng như: cân nặng, huyết áp xem tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ hay không.

Khám thai tuần thứ 12

moc-thoi-gian-kham-thai

Ở lần khám thứ 3 đây là 1 trong các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua, lần khám này trong khoảng tuần thứ 12-13. Lúc này là thời điểm khám sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy và xét nghiệm double test về thai nhi có nguy cơ hội chứng đao hay không.

Bên cạnh đó là siêu âm 4D để biết về thai nhi như: hình thành các chi, cột sống và các bộ phận trong cơ thể, đo độ mờ da gáy vì nếu sau tuần thứ 13 thì các chỉ số về dị tật không còn chính xác nữa. Trong lần khám này mẹ bầu cũng được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho phù hợp.

Lần khám thai tuần thứ 16

Đây là xét nghiệm sử dụng máu để biết nguy cơ rối loạn ở thai nhi, xét nghiệm này chỉ cho biết thai nhi hiện tại có nguy cơ bị di truyền nhiễm sắc thể hay không.

Tuần thứ 20Đây là lần khám thai quan trọng thứ hai không nên bỏ qua vì trong lần này mẹ bầu sẽ được siêu âm giúp phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như: có bị sứt môi hay dị dạng không, đặc biệt là dấu hiệu về tim cũng như hệ xương để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong lần này rất quan trọng là tại vì mẹ bầu sẽ được xét nghiệm: máu, nước tiểu, kiểm tra HIV, viêm gan..., cũng như thời gian tiêm phòng uốn ván, tốt nhất tiêm 2 mũi (cách nhau 1 tháng và trước sinh 15 ngày), mũi đầu vào tháng thứ 6 là tốt nhất.

Tuần thứ 24

Lần khám thứ 6 sẽ sau lần khám thứ 5 là 24 tuần, để theo dõi sự phát triển của thai cũng như những vấn đề mà mẹ bầu gặp phải.

Tuần thứ 32

Lần này là vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu sẽ siêu âm màu để nhận định lần cuối về dị tật thai nhi, theo dõi các động mạch, khám tổng quát mẹ bầu để xác định nơi sinh.

Tuần thứ 35

Lần này thai nhi vào khoảng 35 tuần, khám kiểm tra trọng lượng thai nhi,dự đoán cân nặng sau khi sinh. Làm kiểm tra xem bé có nhận đủ lượng oxy và sự thay đổi của tim thai có tương thích với chuyển động của thai hay không.

Trường hợp ngoại lệ

Nếu cơ thể người mẹ có bất kỳ biểu hiện nào bất thường cũng nên được khám bác sĩ để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra!

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....