Cách ăn khoai sọ và những lưu ý không thể không biết

Thứ Hai, 21/09/2020 08:38 AM (GMT+7)

Hàm lượng canxi trong khoai sọ tương đối cao, để ăn khoai sọ đúng cách không phải chị em nội trợ nào cũng rành.

Khoai sọ, khoai môn là thực phẩm rất quen thuộc, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng. Chúng chứa nhiều tinh bột, lipid, đường, chất xơ, sinh tố và khoáng chất (Fe, Ca, P) và nhiều acid amin. Các chất xơ trong khoai giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol máu.

cscp-1

Củ khoai sọ cung cấp nhiều calo hơn cả khoai tây, khoảng 100 gram cung cấp 112 calo. Lượng calorie của khoai sọ chủ yếu đến từ các carbohydrate phức hay gọi là các amylose và amylopectin.  

Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Hơn nữa, khoai sọ cũng cung cấp một số loại khoáng sản quan trọng như kẽm, magiê, đồng, sắt và mangan. Hơn nữa, nó còn chứa hàm lượng kali cao. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.

Củ khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Chất bột đường chứa trong khoai sọ rất nhỏ nên tốt cho các vận động viên trong việc khắc phục mệt mỏi vì ăn khoai sọ cung cấp năng lượng nhưng lại không làm tăng glucose trong máu.

Một lưu ý nhỏ là khi ăn nhiều khoai sọ có thể gây ra các triệu chứng của sỏi thận và bệnh gút cũng như các biến chứng sức khỏe khác nếu không được sơ chế tốt, ví dụ như bạn nên luộc khoai sọ trước khi nấu canh hoặc chế biến các món ăn khác, hoặc ngâm qua đêm trước khi nấu ăn, nhằm mục đích làm giảm lượng oxalate.

Khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.

Nếu biết sử dụng đúng cách khoai sọ sẽ trở thành bài thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là khả năng tiêu u, tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung, thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối ung thư.

Cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...