Cách bổ sung vitamin B1 hiệu quả cho bà bầu

Thứ Tư, 26/12/2018 12:46 PM (GMT+7)

Vitamin B1 là thành phần đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vitamin B1 giúp chống lại rối loạn tiêu hóa, tim mạch và hạn chế một số vấn đề nguy hiểm với thai nhi. Song bổ sung vitamin B1 như thế nào cho hợp lý vẫn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

Empty

Vai trò của vitamin B1 với bà bầu và thai nhi

Theo nghiên cứu, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng quá trình chuyển hóa, nhất là chuyển hóa gluxit, gluco. Nếu thiếu vitamin B1 có tể gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng nặng, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, hệ tim mạch. Tình trạng này thường xảy ra phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng kém…

Thiếu vitamin B1 ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, ăn uống khó tiêu… có thể bị chuột rút. Thiếu vitamin B1 lâu ngày có thể dẫn đến suy tim nặng, nhất là với trẻ sơ sinh.

Nếu trong quá trình mang thai, bà bầu không bổ sung đủ vitamin B1 có thể dễ làm cho quá trình tiêu hóa rối loạn, làm tổn thương tim mạch, dây thần kinh… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 là ăn ít rau tươi, vo gạo quá kỹ, thời tiết thay đối…

Trong thời kỳ đầu khi mang thai, cơ thể mẹ thường bị nghén, khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến thiếu hụt các chất trong đó có vitamin B1. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 cơ thể dễ mắc các bệnh như bệnh tê phù, hội chứng thần kinh, thậm chí viêm màng não dẫn đến tử vong.

Cách bổ sung vitamin B1 hiệu quả cho bà bầu

Empty

Việc bổ sung vitamin B1 hàng ngày cho bà bầu là đặc biệt quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách bổ sung hiệu quả nhất là thông qua chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Cụ thể:

Để cải thiện tình trạng thiếu vitamin B1, các mẹ bầu cần ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả sạch, bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 nhất là ngũ cốc, lúa mạch, trứng, mỳ ý, đậu, các loại quả mọng.

Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng do đó cần chú ý không xay xát gạo quá kỹ, phải bảo quản gạo tốt để tránh mốc. Không ăn gạo có biểu hiện mốc. Khi nấu cơm không chà xát và vo rửa gạo quá nhiều lần. Nếu có nguy cơ thiếu vitamin B1 có thể uống dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B1 cho cơ thể.

Các thực phẩm rau củ quả chứa vitamin B1 do nhạy nhiệt nên bảo quản ở môi trường tự nhiên, ngay sau khi thu hoạch hoặc mua về dùng ngay, nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ mất dần hàm lượng dưỡng chất vitamin B1.

Thêm nữa, trong quá trình chế biến thức ăn các mẹ cần tránh và hạn chế làm mất vitamin B1 trong thức ăn. Bởi loại vitamin này chịu nhiệt kém nên khi đun sôi ở nhiệt độ cao thì khả năng bốc hơi lên đến 70%. Liều lượng vitamin B1 bổ sung cho bà bầu là 1,4mg/ngày.

Trong quá trình thai nhi phát triển, mẹ bầu cũng phải đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Vậy nên, ngoài việc bổ sung đầy đủ vitamin B1 cho cơ thể, mẹ bầu cần ăn uống khoa học, đúng cách để đảm bảo các chất dinh dưỡng khác.

Đặc biệt, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc bản thân trên thì sẽ đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....