Cách chăm sóc cha mẹ bị đãng trí

Thứ Năm, 10/09/2020 07:24 AM (GMT+7)

Để chăm sóc cho người già mắc chứng bệnh đãng trí thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về bệnh này, sau đó mới là tìm hiểu về cách chăm sóc cho người đãng trí sao cho đúng cách và khoa học nhất.

nguoi-gia-dang-tri

Thông tin về chứng đãng trí

Tiến sĩ Daniel Schacter nói rằng sự đãng trí cơ bản là do mất tập trung – tâm trí bạn đang suy nghĩ tới chuyện khác nên quên mất việc bạn đang làm. Ông cũng giải thích rằng khi bạn bận tâm về một chuyện nào đó, các chi tiết dù lớn hay nhỏ cũng sẽ trôi ra khỏi ký ức của bạn.

Ông cũng giải thích rằng đãng trí là một phần tính cách và thường thì những người mắc chứng này có thói quen làm nhiều việc cùng lúc từ nhỏ nên không tránh khỏi trường hợp sẽ quên một việc nào đó.

Khi họ lớn lên và lịch trình ngày càng bận rộn thì biểu hiện này cũng ngày càng nặng hơn. Ông cho rằng khi người ta trưởng thành và bận rộn hơn với chuyện gia đình và công ty thì họ sẽ đãng trí hơn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới khả năng sắp xếp cuộc sống của họ.

Đó là thông tin chung về chứng đãng trí dưới con mắt của bác sĩ, còn đối với người cao tuổi, có thể do cơ thể đang lão hóa dần nên việc mắc chứng bệnh đãng trí, nhớ trước quên sau là điều dễ xảy ra. Bởi vậy biết các biểu hiệu của chứng đãng trí, chấp nhận hiện thực và học cách chăm sóc cha mẹ đúng để các triệu chứng này giảm dần mới là điều mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

Biểu hiện của chứng đãng trí người già Alzheimer là nguyên nhân gây nên bệnh đãng trí ở người già

Hay đi lang thang, lạc đường: Đi tìm hiểu xung quanh, lục lọi đồ vật, hoặc bực mình, không diễn tả truyền đạt được ý muốn.

Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét. Có lúc lại rất nghe lời.

Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay ngủ ngày.

Hiện chưa có thuốc trị dứt bệnh mà chỉ trì hoãn diễn biến xấu cho người bệnh. Cần khiến người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và chế độ chăm sóc phù hợp.

Những biểu hiện ban đầu của chứng hay quên, trí nhớ kém

Tuổi càng cao, các cơ quan chức năng sẽ càng bị suy giảm. Điều này thúc đẩy việc lão hóa của các tế bào thần kinh diễn ra nhanh hơn dẫn đến việc rối loạn các phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện qua các hoạt động tâm lý như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tư duy kém, hay quên…

 Nhấn để phóng to ảnhNgười già thường phải đối diện với những vấn đề suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tư duy kém, hay quênDấu hiệu ban đầu của chứng hay quên, trí nhớ kém có thể đơn giản biểu hiện ở việc bỏ quên đồ đạc, hay hỏi lại cùng một câu hỏi, quên việc thường ngày... Ở giai đoạn đầu này, tuy trí nhớ giảm sút nhưng mọi nhận thức và hoạt động trong cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra bình thường. Chính vì vậy, người mắc chứng bệnh này vẫn chủ quan và bỏ qua tình trạng sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, hay quên, trí nhớ kém có thể diễn biến nặng dần theo thời gian với những triệu chứng ngày càng phức tạp. Người bệnh có thể khó hoàn thành các công việc đơn giản hằng ngày như: lúng túng khi mặc quần áo, không thể nấu ăn, quên cách gọi điện thoại hoặc quên đường đi lối lại... Thậm chí, có thể dẫn tới việc người già quên cả những lối giao tiếp bình thường, nhầm lẫn giữa ngày và đêm.

Bên cạnh đó, người già suy giảm trí nhớ thường có cảm xúc tiêu cực, hay nghi ngờ, khó chịu, lo lắng, thờ ơ hoặc kích động. Người thân hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra những biểu hiện này vàn nên chú ý theo dõi, điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu không được can thiệp kịp thời, chứng bệnh này sẽ càng trở nên nguy hiểm khi bước sang những giai đoạn nghiêm trọng hơn. Khi đó, người già thậm chí có thể mất hoàn toàn khả năng giao tiếp, phản ứng với môi trường xung quanh, không thể nhận biết được người thân quen…

Ở tuổi cao, đồng thời với chứng hay quên, mất trí nhớ, thì lúc này các cơ quan trong cơ thể và cơ bắp cũng đang trong giai đoạn suy thoái, người bệnh có thể gặp khó khăn cả trong việc ăn uống, đi lại, vệ sinh…

Chính vì thế, khi suy giảm trí nhớ tuổi già đến giai đoạn cuối cùng thì không thể cứu chữa, trở thành gánh nặng của cả gia đình và đòi hỏi người nhà phải đặc biệt chăm sóc bệnh nhân cẩn thận.

Cách chăm sóc cha mẹ bị đãng trí

Tạo tâm lý thoải mái cho cho cha mẹ

Hầu hết những người cao tuổi đều có xu hướng mắc bệnh này. Khi trí nhớ bị suy giảm, cha mẹ chúng ta thường hay quên nhiều thứ, nhận diện nhầm người nhà, bạn bè.

Hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật tuỳ thân; nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Họ ít ngủ ban đêm, vì sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay ngủ ngày quá nhiều.

Con cháu thường tỏ ra khó chịu về những vấn đề này. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, tạo điều kiện cho các cụ thoải mái tinh thần, con cháu phải sống chung vói bệnh của các cụ một thời gian dài thì mới có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm được. Nếu như không chịu khó, không mềm mỏng rất dễ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Cải thiện chế độ ăn uống cho cha mẹ

Thường thì những người mắc bệnh đãng trí sẽ khó có thể nhớ việc ăn uống của bản thân. Họ thường lẫn lộn, nhớ nhầm, ăn rồi thành chưa ăn. Do vậy con cháu nên cố gắng đúng giờ nhắc nhở cha mẹ ăn uống.

Dọn từng món ăn tránh trường hợp để cha mẹ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết lựa món nào. Trường hợp, họ quên cách dùng đũa, muỗng có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì cha mẹ không chịu ngồi yên trong bữa ăn.

Trong bữa ăn của các cụ, nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, các dưỡng chất hỗ trợ điều trị và nâng cao khả năng ghi nhớ.

Chế độ nghỉ ngơi khoa học

Như đã nói, những người già thường có xu hướng ngủ ngày nhiều hơn. Đặc biệt là các cụ mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Vì vậy mà con cháu cũng cần chú ý đến điểm này, khuyến khích các cụ tham gia vào các hoạt động bổ ích buổi ngày.

Điều này vừa giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe cho các cụ. Hơn nữa còn tránh cho các cụ việc ngủ ngày. Bạn cũng nên tránh để các cụ uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy đái đêm. Tránh cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.

Nhắc nhở cha mẹ uống thuốc

Nhắc nhở cha mẹ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Bạn nên kiểm tra và có những gợi ý để các cụ lấy thuốc đúng liều lượng. Bởi vì cha mẹ lúc này thường sẽ rất khó nhớ được lượng thuốc mình cần uống mỗi ngày, thậm chí quên giờ uống thuốc.

Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Hãy nhẹ nhàng, dỗ các cụ như dỗ trẻ em.

 Chú ý chọn quần áo thoải mái, dễ vận động cho cha mẹ

Cần chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, để các cụ dễ dàng vận động trong ngày. Nhiều người già chỉ thích một bộ quần áo cố định nào đó.

Vì vậy bạn hãy cố gắng để ý, nếu như các cụ có ý như vậy thì nên mua một lần vài bộ để các cụ thay phiên mặc.

Vệ sinh cá nhân

Kiểm tra xem nước tắm đã đủ nóng hay chưa, hay nước quá nóng để điều chỉnh. Sử dụng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm, cẩn thận tránh cho các cụ nguy cơ bị ngã.

Bên cạnh những việc trên, con cháu cũng nên dành nhiều thời gian để chơi, tâm sự chuyện trò với cha mẹ già. Họ thường cảm thấy cô độc vì không có ai bầu bạn. Bên cạnh đó những biểu hiện yêu thương như một cái ôm, hôn cũng sẽ có ích rất nhiều.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...