Cách chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh trĩ

Thứ Bảy, 22/02/2020 02:33 PM (GMT+7)

Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh trĩ cần được tiến hành theo phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa.

Những biểu hiện của bệnh trĩ ở người cao tuổi

Khi cơ thể của người cao tuổi đã có “tuổi đời” lâu năm thì việc các cơ quan này cũng không thể hoạt động tốt như trước. Chính vì vậy họ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn thế hệ trẻ. Ngoài ra, người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ để nhận biết các căn bệnh có thể xảy ra. Trong chuyên mục tuần này, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ đề cập những dấu hiệu bệnh trĩ ở người cao tuổi để người bệnh và gia đình có thể nhận biết và có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ ở người cao tuổi có 2 triệu chứng dễ nhận biết nhất là chảy máu và sa búi trĩ. Các biểu hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và để lại nhiều biến chứng bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng như chế độ dinh dưỡng để cân bằng sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

cham-soc-nguoi-gia-bi-tri

Cách chăm sóc người già bị bệnh trĩ

Để bệnh trĩ không còn là nỗi lo quá lớn với  người cao tuổi thì bệnh nhân và người nhà có thể lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia để có phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý

Với những người cao tuổi sau khi điều trị bệnh trĩ, vùng hậu môn có thể bị tổn thương nhẹ nhưng vẫn chưa thể lành ngay được, nếu có chút máu rỉ ra như vậy thì người bệnh không nên ăn những đồ nóng hay đồ khó tiêu vì  khi đi tiểu tiện phân ra cứng có thể ảnh hưởng đến vết cắt ở hậu môn. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trong 4 ngày đầu sau khi điều trị thì người bệnh nên ăn cháo loãng, ăn những món được nấu nhuyễn, sau đó có thể sử dụng thêm những đồ ăn mềm, tránh tuyệt đối ớt, gia vị cay, đồ mỡ, bơ và sữa. Ngoài ra, người cao tuổi không nên sợ đại tiện mà sau điều trị không dám ăn gì, điều này càng gây cho cơ thể suy nhược, vết thương khó lành và hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

Người cao tuổi cần uống nước nhiều

Người cao tuổi sau điều trị bệnh trĩ thì mỗi bữa ăn người bệnh nên có một cốc nước vì uống đủ nước sẽ làm cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn và làm phân mềm hơn, đai tiện dễ dàng. Nước rất quan trọng không chỉ sau điều trị bệnh trĩ mà cả trước đó để ngăn ngừa bệnh trĩ có thể xảy ra. Vì thế người cao tuổi cần uống đủ nước cho cơ thể  để tránh trĩ hình thành hay tái phát.

Không ngồi xổm lâu

Người cao tuổi khi phẫu thuật điều trị bệnh trĩ thì phải 3-4 ngày sau điều trị vêt thương sau tiểu phẫu mới bắt đầu lành, khi đại tiện lúc này thì người cao tuổi sẽ có cảm giác căng và đau rát ở hậu môn. Chính vì vậy, khi vết thương chưa lành thì người cao tuổi mắc bệnh trĩ nên hạn chế ngồi xổm, đồng thời thực hiện một chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Người cao tuổi sau khi điều trị bệnh trĩ nên ngâm rửa hậu môn sạch sẽ, không được rửa hay kỳ mạnh vào vết thương đang lành vì có thể làm vết thương bị trầy ra, từ đó vi khuẩn gây sưng và viêm nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, người cao tuổi không nên uống bia rượu, đồ uống có cồn và đứng trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, người cao tuổi không thể quên việc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ có thể kiểm tra được rằng bạn đã hoàn toàn phục hồi và không để lại biến chứng bệnh nguy hiểm nào.

Bệnh trĩ là căn bệnh người cao tuổi đang gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới, vì vậy khi mắc các căn bệnh này thì người bệnh không nên chần chừ điều trị mà phải đi khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh trĩ đòi hỏi người thân phải có những am hiểu nhất định, những nguyên nhân gây ra bệnh, chế độ dinh dưỡng đến cách chăm sóc, tập luyện hằng ngày. Đó là phương pháp tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho sức khỏe ở những người cao tuổi mắc bệnh trĩ. Nếu có những biến chứng bệnh nguy hiểm thì cần đưa người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở y tế và theo liệu pháp chăm sóc của bác sĩ chuyên môn điều trị bệnh.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...