Cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy

Thứ Sáu, 25/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Vào mùa hè các trẻ nhỏ hay bị tiêu chảy, khi bị bị tiêu chảy: Phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày). Tiêu chảy có thể do bệnh lý của hệ tiêu hóa, do vi rút, nhiễm khuẩn E coli,…Cũng có thể là biến chứng đi kèm của viêm đường hô hấp hoặc do dùng thuốc. Vì vậy bố mẹ cần có sự hiểu biết về bệnh, để chúng ta có cách phòng tránh và điều trị đúng cách mà không ảnh hưởng tới trẻ nhỏ.
 

Biểu hiện của bé khi bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy thường có biểu hiện như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn. Bệnh kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy, thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.

Các biểu hiện bố mẹ cần chú ý cho trẻ

Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.

Khi bé đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, nhìn thấy thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.

Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn.

Đầu tiên bố mẹ cần bù nước khi bé bị tiêu chảy

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước. Vì vậy, bố mẹ phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Cần có chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Bố mẹ cho giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn. 

Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: Thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

Dùng các loại thức ăn như: Gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, súp, ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, rau xanh. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm,. dễ tiêu hoá, cân đối. Cho ăn nhiều bữa trong ngày: Ít nhất 6 bữa

Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không giảm.

Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen 

Bụng đau khi sờ ấn.

Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
Trẻ kèm theo sốt cao.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...