Cách hạn chế các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Chủ Nhật, 21/10/2018 03:25 PM (GMT+7)

Nắm được nguyên nhân và các yếu tố gây ra các di tật bẩm sinh ở thai nhi sẽ giúp mẹ bầu và gia đình biết cách hạn chế và phòng tránh các dị tật bẩm sinh cho bé yêu của mình. Hãy tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết này.

Dưới đây là các biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa các tác nhân gây dị tật ở bé:

1. Khám bệnh trước khi thụ thai

Để tránh những rủi ro, cả chồng và vợ nên chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi quyết định mang thai.

Các bác sĩ thường khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe định kì trước mang thai. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

Các bà mẹ trước khi có thai cần đi khám và điều trị dứt điểm các bệnh mạn tính. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cần hết sức giữ gìn sức khỏe tránh để mắc các bệnh do virus gây ra như cảm cúm, sốt virus…

2. Bổ sung đầy đủ axit folic

Axit folic thuộc nhóm vitamin B. Phụ nữ bổ sung đầy đủ axit folic trong một tháng trước khi mang thai có thể ngăn ngừa hầu hết các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở cột sống và ống thần kinh của thai nhi.

Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách uống viên vitamin tổng hợp và ăn một số loại thực phẩm như: rau nhiều lá, nước cam, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu khô, trái cây; sữa, thịt, gia cầm và trứng là những thực phẩm dồi dào vitamin B12.

3. Tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, trong suốt thai kỳ bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Phụ nữ mang bầu thường xuyên hút thuốc, hít phải khói thuốc sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật hở hàm ếch, sanh non thậm chí là sảy thai. Một phụ nữ và thai nhi cũng có thể có nguy cơ nếu một người phụ nữ là xung quanh khói thuốc lá.

Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (FAS) được biết đến như là nguyên nhân tránh khiến trẻ phát triển chậm, bị rối loạn về hành vi và tinh thần.

4. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kì khỏe mạnh

Chế độ ăn uống cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ, không nên kiêng khem. Việc ăn uống tuy không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dị tật ở thai nhi nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn có hóa chất, thuốc trừ sâu. Hạn chế dùng những thức ăn có khả năng gây tiêu chảy vì sau đó có thể thai phụ sẽ dùng thuốc không đúng cách gây ảnh hưởng thai.

5. Không tuỳ tiện dùng thuốc

Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp).

Khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai cũng cần hạn chế tới mức tồi đa đặc biệt là các thuốc có hại cho thai nhi như thuốc chống co giật, thuốc kháng giáp, thuốc trị ung thư, một số thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc giảm đau. Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.

6.Kiểm soát lượng đường trong máu tránh bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ và người mẹ trong khi mang thai. Nếu bà bầu kiểm soát bệnh tiểu đường kém,có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé và gây ra các dị tật bẩm sinh. Nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho bà bầu.

7. Tập thể dục mỗi ngày

Một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát trọng lượng cơ thể là những việc bạn cần.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện, đặc biệt là khi bạn có vấn đề về sức khỏe (bệnh tim mạch, huyết áp cao,…)

Đa số các ca dị tật bẩm sinh đều xảy ra trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu khi mang thai). Các mẹ hãy đọc ngay những cách phòng tránh dị tật thai nhi bẩm sinh để bảo vệ và giữ cho con yêu khỏe mạnh, phát triển tốt suốt thai kỳ nhé.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....