Cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Thứ Hai, 11/02/2019 02:29 PM (GMT+7)

Rối loạn tiêu hóa là bệnh trẻ em dễ gặp nhất, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Nếu không theo dõi và điều trị cho trẻ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm trẻ biếng ăn và gầy yếu.

Empty

Nguyên nhân và mối nguy hiểm của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về hệ miễn dịch, sức đề kháng còn kém. Nên khi có những thực ăn không đảm bảo hay mất vệ sinh, trẻ không tiêu hóa được về lâu dài sẽ gây nên rối loạn.

Dẫn đến trẻ sẽ đi phân sống và rối loạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, bị tiêu chảy, táo bón. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh tả và lỵ. Nếu để lâu ngày, có thể còn bị gây viêm đại tràng mãn tính. Rối loạn hệ tiêu hóa trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Việc thay đổi thói quen ăn uống đột ngột như từ bú sữa mẹ chuyển sang ăn dặm cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây rối loạn tiêu hóa. Vì lúc này hệ vi sinh của trẻ còn chưa được hoàn thiện.

Ngoài ra, những bé đang phải dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Vì kháng sinh liều mạnh sẽ làm mất đi những vi khuẩn có lợi, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm mất cân bằng hệ vi sinh gây ra rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo đó, nếu khẩu phần ăn có quá nhiều chất đạm, đường và chất béo nhưng lại nghèo nàn chất xơ, các vitamin và khoáng chất sẽ khiến trẻ lười ăn, khó hấp thu dinh dưỡng. Việc này làm ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Phòng tránh cho con khỏi rối loạn tiêu hóa

Empty

Bố mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng tránh và hạn chế cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa bằng một vài cách sau. Ở tuần đầu bé đi học, mẹ có thể cho bé ăn một bữa ở trường và cố gắng xen lẫn các loại thức ăn ở nhà trong bữa ăn hàng ngày ở trường.

Mẹ có thể nấu đồ ăn ở nhà và mang đến trường, gửi cô giáo cho con ăn. Điều này giúp cho bé dần dần làm quen với thức ăn mới ở trường, hạn chế rất nhiều việc bé có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

Bố mẹ luôn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng sức khỏe cho con. Trong tiết trời thu đông hiện nay, mỗi sáng sớm đi học và chiều đón con về nhà, bố mẹ hãy giữ ấm cho con để không bị gió vào người, sổ mũi, hắt hơi.

Cho con uống nước ấm và ăn chín. Nên cho con ăn cơm, ăn thức ăn ở nhà. Hạn chế tối đa việc ăn ngoài đường, quán xá dễ khiến bé bị nhiễm các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.

Bố mẹ cũng không nên quá căng thẳng và áp lực khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Được các bác sỹ khám và chỉ định men tiêu hóa, khoảng 3 – 5 ngày, bé sẽ hoàn toàn khỏi và khỏe mạnh.

Bởi trẻ em đang còn nhỏ, sức đề kháng yếu ớt nên sức khỏe của trẻ bố mẹ nên đặc biệt lưu tâm. Nhất là những món bé ăn những thức bé uống cần có sự kiểm soát từ bố mẹ. Trẻ nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...