Cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật rất đơn giản mà hiệu quả

Thứ Ba, 15/10/2019 12:19 AM (GMT+7)

Các thống kê cũng chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày (8:00 - 12:00). Ban đêm đột quỵ cũng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào.

phong-ngua-dot-quy

Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ.

 Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính do nguyên nhân mạch máu. Nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ não mỗi năm.Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa với số lượng ngày một tăng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về đột quỵ và tầm quan trọng của việc phòng ngừa, sớm loại bỏ những thói quen xấu có thể gây hại ảnh hưởng tới mạch máu não, bài viết sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích.

Triệu chứng khởi phát đột quỵ

Bệnh cảnh khởi phát thường đột ngột, các triệu chứng thường gặp khi bị đột quỵ là, người bệnh đột ngột nói/cười bị lệch miệng. Thông thường yếu /liệt đột ngột ở nửa người, có thể xảy ra ở 1 chi. Người bệnh đột ngột nói khó, lẫn lộn, hay các vấn đề trong diễn đạt và hiểu ngôn ngữ. Ở một số trường hợp người bệnh đột ngột mất thăng bằng hay khó khăn trong việc kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.

Dễ xảy ra vào thời điểm nào?

Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy đột quỵ não thay đổi theo mùa một cách rất rõ ràng. Tỷ lệ đột quỵ cao hơn vào mùa đông so với mùa hè. Ngoài ra, bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông thường có tiên lượng xấu hơn, tỉ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất vào mùa đông. Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C liên quan tới tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng lên 7%. Nhiều nhà khoa học cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao như vậy là do những thay đổi, rối loạn về chuyển hóa lipid máu, huyết áp và đông máu trong mùa đông.

Các thống kê cũng chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày (8:00 - 12:00). Ban đêm đột quỵ cũng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào.

Trong khi đó, theo y văn của một số nước, đơn cử như tại Phần Lan, người ta cũng ghi nhận số người bị khởi phát đột quỵ cao nhất vào 6-8 giờ sáng vào ngày làm việc và 8-10 giờ vào ngày nghỉ.

Giải thích cho hiện tượng này  các nhà nghiên cứu cho rằng, do thay đổi hormon và huyết áp của người bệnh. Khi thức dậy vào buổi sáng, sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormon. Các hormon này gây ra hai tình trạng: thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch. Ngoài ra, lý do thứ 2 liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy nên cũng dẫn đến nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.

Bí quyết phòng ngừa đột quỵ của người Nhật:

Ẩm thực lành mạnh

Người Nhật không ăn nhiều thịt, mà chủ yếu ăn cơm, cá, rau quả, khoai lang, rong biển, đậu phụ, nấm và trà xanh. Chúng ít calo, ít cholesterol, có đặc tính kháng viêm và ngăn ngừa lão hóa. Thực phẩm phải tươi sống, mùa nào thức nấy, an toàn và tốt nhất cho cơ thể.

Cách thức nấu ăn

Ăn sống, ninh, hấp là 3 "món tủ" được người Nhật ưu tiên hàng đầu. Sau đó đến luộc và nướng. Chiên và xào ít phổ biến hơn. Nấu ăn ở nhiệt độ cao, chiên ngập dầu khiến chất dinh dưỡng bị phá vỡ. Ví dụ, cá thu rất giàu omega-3 tốt cho tim mạch, song chiên sẽ làm mất 90% omega-3 so với làm Sashimi.

Gia vị ưu tiên

Người Nhật nổi tiếng với khẩu vị tinh tế. Họ thường khéo dùng gia vị lên men (nước tương, Miso, giấm, Mirin) cùng với nước dùng Dashi (củ quả hầm) để làm món ăn thơm ngon thanh đạm. Họ thậm chí không nêm muối và đường, bởi chúng là kẻ thù hàng đầu gây cao huyết áp và đột quỵ.

Chia nhỏ khẩu phần

Cách người Nhật sửa soạn bữa ăn cũng là yếu tố then chốt bảo vệ tim mạch. Mỗi bữa ăn có 5-6 món rất phong phú. Song họ có nguyên tắc không ăn quá no, dù ngon miệng cũng chỉ nạp 80% nhu cầu. Thay vì đặt trên đĩa lớn, họ thường bày biện đủ món vào bát nhỏ. Người Nhật cũng ăn chậm, bởi ăn nhanh làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ.

Bữa sáng quan trọng

Người Nhật rất coi trọng bữa đầu tiên trong ngày vì họ quan niệm sáng ăn cho mình, trưa cho bạn, tối cho kẻ thù. Công thức điển hình gồm một bát cơm, cá, Natto (đậu tương lên men), rau củ quả. Bỏ bữa sáng thường xuyên có thể làm hỏng quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn tới tiểu đường và tim mạch.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nhật Bản tiêu thụ dược phẩm nhiều thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Từ lâu, việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên đã trở thành thói quen bảo vệ sức khỏe của người dân nước này.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...